Quy trình thiết kế phần mềm giống như cẩm nang giúp lập trình viên tạo nên sản phẩm hoàn thiện. Các tập đoàn công nghệ lớn hiện nay đều đầu tư vào nghiên cứu quá trình này nhằm hệ thống hóa công đoạn lập trình phần mềm và tối ưu chi phí. Hãy cùng tìm hiểu quy trình thiết kế phần mềm qua bài viết sau.
Mục lục
Quy trình thiết kế phần mềm là gì?
Quy trình thiết kế phần mềm là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành IT. Đây là một tập hợp các bước để thiết kế và lập trình nên phần mềm. Quy trình thiết kế luôn được nghiên cứu và tối ưu liên tục. Để mang lại một phần mềm chất lượng cùng chi phí thấp nhất. Hiện nay, có rất nhiều quy trình thiết kế khác nhau. Tùy theo từng mục đích và yêu cầu, mà mỗi công sẽ lựa chọn một phương pháp thích hợp.
5 bước trong quy trình thiết kế phần mềm
Dù có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm khác nhau nhưng nhìn chung các quy trình đều phải đáp ứng được 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định yêu cầu và giải pháp
Bước đầu tiên là làm việc với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của khách. Từ đó lập lên các bảng yêu cầu chi tiết cũng như đề giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Các yêu cầu và giải pháp này sau đó sẽ được tổng hợp lại thành 1 bộ tài liệu.
Bước 2: Thiết kế phần mềm
Trong bước thứ 2 của thiết kế phần mềm là lên bản thiết kế. Tại bước này, các mô hình tổng thể về phần mềm sẽ được đưa ra. Ngoài ra, các tính năng và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng sẽ được đề cập đến.
Bước 3: Lập trình phần mềm
Đây là công đoạn chính trong quy trình thiết kế phần mềm. Tại bước này, các lập trình viên sẽ tiến hành viết code. Các module và chức năng sẽ lần lượt được viết nên. Rồi sau đó chúng được kết hợp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Bước 4: Kiểm thử
Tại bước kiểm thử, các tester sẽ kiểm tra phần mềm để phát hiện lỗi và bug. Các kịch bản kiểm thử (Test Case) cũng sẽ được áp dụng ở bước này. Đầu ra tại bước này là lỗi và hướng khắc phục cho các lập trình viên hoàn thành sản phẩm cuối cùng.
Bước 5: Triển khai sản phẩm
Công đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế phần mềm là triển khai sản phẩm. Đây là lúc làm việc và ký biên bản bàn giao phần mềm cho khách hàng hoặc triển khai chạy phần mềm đối với các công ty tự phát triển.
Các mô hình thiết kế phần mềm phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm khác nhau. Các quy trình này sẽ phù hợp với mỗi sản phẩm và trường hợp cụ thể. Nhìn chung, chủ yếu có 3 mô hình phát triển sản phẩm chính là:
Mô hình Waterfall (Thác nước)
Đây là quy trình phát triển phần mềm truyền thống được các công ty vừa và nhỏ áp dụng. Mô hình Waterfall sẽ giúp thiết kế phần mềm theo từng bước. Từ công đoạn thu thập yêu cầu, phân tích hệ thống, viết code đến testing, triển khai và vận hành. Các bước sẽ được thực hiện tuần tự nên mô hình Waterfall phù hợp với các dự án có yêu cầu rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là cứng nhắc, rất khó xử lý khi phát sinh lỗi.
Mô hình chữ V
Mô hình chữ V là một trong những quy trình thiết kế phần mềm hiện đại. Chữ V tượng trưng cho 2 nhánh là phát triển và kiểm thử của mô hình. Mỗi một công đoạn phát triển sẽ tương ứng với một công đoạn kiểm thử. Điều này giúp công ty dễ phát hiện và sửa chữa lỗi nếu có. Tuy nhiên, nếu như yêu cầu của khách hàng hoặc công ty về sản phẩm quá cao thì việc phát triển phần mềm theo mô hình này sẽ tạo ra nhiều bất cập.
Mô hình Agile
Mô hình Agile hiện nay là quy trình thiết kế phần mềm được sử dụng rất phổ biến. Một quy trình Agile hoàn thiện sẽ chia nhỏ thành các công đoạn Sprint. Mỗi Sprint này sẽ đóng vai trò như một quy trình thiết kế hoàn thiện. Tuy nhiên, các Sprint chỉ có thời gian ngắn từ 1 đến 4 tuần. Sau mỗi Sprint, sản phẩm sẽ được triển khai ngay lập tức. Các bước xây dựng, triển khai được lặp lại giúp cải tiến sản phẩm liên tục trong suốt quá trình phát triển.
Quy trình thiết kế phần mềm sẽ giúp công ty định hướng được các bước cần làm. Không những vậy còn giúp cho các lập trình viên hợp tác tốt với nhau. Hiện nay, quy trình thiết kế phần mềm liên tục được hoàn thiện để giúp công ty đạt được hiệu quả công việc tối ưu hơn.