Công tác kiểm tra sản phẩm và báo cáo lỗi là những việc làm rất quen thuộc đối với một Tester. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu bug report là gì và biết kiểm tra lại xem bug đó có chính xác không. Để bug report chỉ còn là vấn đề đơn giản thì bạn có thể tham khảo những thông tin sau.
> Tìm hiểu thêm về Debug là gì?
Mục lục
Bug report là gì?
Bug report có thể được hiểu là những mô tả lỗi phần mềm khi các lập trình viên thực thi test phần mềm đó. Các tester thường thực hiện bug report trên các phần mềm quản lý task như Redmine, Jira,… Dân developer vẫn hay gọi bug report dưới cái tên vui tai là log Bug hay report Bug.
Tiêu chuẩn để đánh giá bug report chất lượng
Hiểu được bug report là gì nhưng để làm được một bug report hiệu quả thì không phải ai cũng thực hiện được. Một bug report chất lượng sẽ giúp các developer tái hiện, chấp nhận và thực hiện fix được lỗi. Để có thể đánh giá được bug report đó có tốt hay không, bạn có thể dựa vào những điểm sau:
- Có chứa thông tin về các vấn đề cần sửa chữa một cách đầy đủ nhất. Bất kỳ một thông tin nào bị thiếu hoặc không rõ ràng thì đều là bug report không chất lượng.
- Có thể dựa vào nó mà tái hiện được
- Tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý giữa các developer và Tester
- Bug đó được sửa rất nhanh chóng
Lưu ý để viết được một bug report chất lượng
Để viết được một bug report chất lượng, bạn hãy tham khảo những điểm lưu ý sau đây:
- Bug title: Ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đảm bảo nội dung được đầy đủ. Các thông tin có thể gồm: {ScreenID} – {Function Description} – {UTCaseID_Index}
- Hiện tượng: Thể hiện được hiện tượng xảy ra của Bug một cách tổng quan nhất và chi tiết nhất.
- Môi trường: Được mô tả đầy đủ và chính xác.
- Kết quả sau khi fix của bug là gì? Qua đó developer và Tester sẽ có tiếng nói chung và đạt hiệu quả cao hơn.
- Các bước tái hiện: Được ghi rõ ràng với một thao tác cụ thể.
- Trạng thái của Bug: Bug có trạng thái là “New” khi Tester vừa tạo bug report. Bug sau khi fix sẽ có các trạng thái như: Resolved – Bug; Sau khi test sẽ là Done – Bug;…
- Mức độ ưu tiên của Bug: Bug nên được fix lúc nào?
- Assign: Gắn tên của developer vào Bug tương ứng.
- Phiên bản (nếu có)
- Tác vụ cha (nếu có)
- Ngày bắt đầu: Ngày thực hiện fix bởi developer
- Ngày hết hạn: Ngày sửa thực tế kết thúc
Một số mẹo và thủ thuật để bug report chỉ là chuyện nhỏ dành cho bạn
Ngoài những lưu ý để viết bug report chất lượng ở trên thì bạn còn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
- Khi gặp bất kỳ hiện tượng lạ nào hoặc gặp Bug bạn nên chụp ảnh lại ngay. Điều này sẽ giúp ta tránh được trường hợp Bug khó tái hiện và cũng để lưu lại cho bản báo cáo.
- Nên kiểm tra xác nhận xem đó có phải là Bug không bằng cách xóa bộ nhớ cache, kiểm tra log server, console log, database, module,… Và hãy thực hiện tái hiện Bug 3 lần trước khi đem báo cáo.
- Viết một bản tóm tắt lỗi thật chi tiết, mô tả lỗi ngắn gọn
- Đối với Bug khó tái hiện là khi gặp phải trường hợp không thể tái hiện một lỗi giống nhau trên máy Dev và Tester. Lúc đó nên dùng máy thứ 3 sẽ giúp đánh giá được lỗi chính xác hơn.
> Tìm hiểu thêm về Test Report và cách thực hiện một Test Report hợp lý
Việc nắm rõ bug report là gì và những vấn đề xung quanh đến nó sẽ giúp bạn viết Bug một cách hiệu quả, chính xác nhất. Hãy ghi nhớ những lưu ý và khái niệm bug report là gì ở trên để đơn giản hóa công việc này.
[…] > Đọc thêm: Bug report là gì và những điều bạn cần biết về bug report […]