Có thể nói, QA/QC manager là những bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty phát triển phần mềm hiện nay. Vậy các ứng viên đang hướng tới vị trí trên cần đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên.
Mục lục
QA/QC manager là gì? Điểm khác biệt giữa QA và QC
Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về QA/QC manager. Đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau.
QA manager
QA manager (Quality Assurance Manager) là vị trí chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhờ vào việc xây dựng một quy trình sản xuất. Đây chính là những người giữ vai trò quan trọng, xuyên suốt tất cả các giai đoạn phát triển sản phẩm.
Nhiệm vụ của QA manager bao gồm:
- Định hướng, đưa ra quy trình phát triển phần mềm thích hợp đối với từng dự án phát triển cụ thể.
- Đề ra các tiêu chí, kế hoạch và hướng dẫn chi tiết, chính xác.
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra và kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý các hoạt động trong quá trình sản xuất.
- Cập nhật, tổng hợp báo cáo tình hình kịp thời.
- Hỗ trợ đào tạo cho các nhân viên kỹ thuật về quy trình thực hiện, yêu cầu chất lượng của dự án.
- Tiếp thu ý kiến từ khách hàng và điều chỉnh sao cho phù hợp.
QC manager
QC manager (Quality Control Manager) là người phụ trách kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm được phát triển theo đầu tiêu chuẩn. Có thể nói, họ sẽ đứng trên vị trí của người dùng để trải nghiệm thực tế, cảm nhận và đưa ra nhận định chính xác nhất.
Trong đó, QC manager được chia thành 3 bộ phận chính là: IQC (Kiểm soát chất lượng đầu vào), PQC (Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất) và OQC (Kiểm soát chất lượng đầu ra).
Nhiệm vụ của QC manager bao gồm:
- Thu thập dữ liệu, phân tích thông tin chi tiết về sản phẩm.
- Trực tiếp kiểm thử, tìm ra và báo cáo các lỗi có trong sản phẩm đầy đủ, kịp thời.
- Kết hợp với các nhà phát triển để đề xuất phương án xử lí lỗi tối ưu nhất, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Những yêu cầu đối với vị trí QA/QC manager
QA/QC manager là những vị trí đặc biệt, đòi hỏi ứng viên cần đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức cũng như kĩ năng.
Đối với QA manager
- Có kiến thức sâu rộng về phát triển phần mềm nói chung.
- Hiểu rõ về các quy trình phát triển phần mềm dựa trên chứng chỉ quốc tế: ISO, CMMI,…
- Kỹ năng thao tác, xử lý nhanh chóng, hiệu quả trên các công cụ, nền tảng công nghệ.
- Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và truyền tải thông tin tốt.
Đối với QC manager
- Hiểu rõ về lập trình phần mềm, mã hóa dữ liệu và kiểm thử, đặc biệt là các công cụ kiểm thử tự động.
- Khả năng quan sát tỉ mỉ, chính xác, tính nhẫn nại cao.
- Kĩ năng giao tiếp, phối hợp tốt trong công việc.
- Kĩ năng quản lí công việc, phát hiện và xử lí các tình huống phát sinh bất ngờ kịp thời.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm, QA/QC manager đang dần trở thành những công việc hấp dẫn với mức lương cao, cũng như có cơ hội phát triển rộng mở. Do đó, những phân tích về đặc điểm, tính chất và yêu cầu công việc của QA/QC manager trên chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các ứng viên trong tương lai.