Platform vs framework là hai khái niệm rất quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn trẻ nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này. Vậy platform và framework là gì và chúng có những điểm khác biệt nào? Bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây để được giải đáp.
Mục lục
Framework là gì?
Framework được hiểu là bộ khung cấu thành từ các đoạn code viết sẵn. Nó bao gồm các thư viện phần mềm, các API hoặc trình biên dịch và cung cấp môi trường giúp việc xây dựng ứng dụng trở nên nhanh chóng hơn.
Sử dụng framework, các lập trình viên không cần mất nhiều thời gian cho việc thiết kế. Thay vào đó, bạn chỉ cần tìm hiểu cách sử dụng và phát huy khả năng sáng tạo trên những framework có sẵn để tạo ra chương trình phần mềm của riêng mình.
Một số ưu điểm của framework
- Xây dựng các tính năng chung như đăng ký, đăng nhập, mạng xã hội, quản lý cơ sở dữ liệu.
- Hạn chế các công việc lặp đi lặp lại khi lập trình.
- Cung cấp tính trừu tượng giúp ứng dụng trở nên linh hoạt hơn.
- Mã code có thể tái sử dụng.
- Đơn giản hóa công việc lập trình.
- Tiết kiệm thời gian phát triển phần mềm.
- Dễ dàng phát hiện và xử lý lỗi.
Platform là gì?
Platform là nền tảng tạo ra môi trường thực thi cho các phần mềm. Nó sẽ cung cấp phần cứng và công cụ phần mềm cần thiết để chạy một ứng dụng. Ứng dụng ở đây có thể là một chương trình độc lập hoặc một chương trình đã được xây dựng trên cùng một khuôn khổ. Thông thường, platform được xây dựng dưới dạng hệ thống có thể mở rộng, cung cấp quyền truy cập cho nhiều người dùng cùng lúc.
Các nền tảng của platform
- Nền tảng phần mềm: Hệ điều hành hay môi trường phát triển web đều là nền tảng phần mềm. Ví dụ: MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86), Microsoft Windows (x86, x64), Linux (x86, x64, PowerPC), Mac OS X (PowerPC, x86), OS/2, eComStation, xAmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC).
- Nền tảng phần cứng: Phần cứng platform là phần cứng của các thiết bị công nghệ như máy tính, laptop. Nó có thể là kiến trúc của vi xử lý hoặc kiến trúc máy tính, ví dụ như CPU 32bit hoặc 64bit.
Platform vs framework: Sự khác biệt
Mặc dù framework và platform là hai khái niệm khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Dưới đây là một vài tiêu chí giúp bạn phân biệt 2 thuật ngữ này:
Ưu điểm
Tùy vào yêu cầu của từng dự án phần mềm, bạn có thể chọn sử dụng framework hoặc platform. Chúng mang đến một vài lợi ích riêng biệt:
- Platform: Bao gồm cả phần cứng và phần mềm nên đảng bảo ứng dụng của bạn sẽ tương thích với bất kỳ hệ thống hoặc hệ điều hành nào mà nó cần chạy. Platform cũng bao gồm các công cụ để phát triển ứng dụng di động.
- Framework: Nó là các công cụ chuyên sâu hơn để xây dựng và phát triển một ứng dụng di động. Trong khi platform bao gồm công cụ để phát triển, thì các framework còn là một bộ khung code để các lập trình viên xây dựng và mở rộng ứng dụng của họ.
Khả năng hoạt động
- Platform: Việc sử dụng platform tập trung vào việc lưu trữ ứng dụng và xây dựng ứng dụng trong môi trường máy chủ. Nền tảng có thể được sử dụng với Software Development Kit (bộ công cụ phát triển phần mềm) và bộ công cụ để xây dựng một ứng dụng. Nó còn được sử dụng để kiểm tra, triển khai và hỗ trợ bảo trì phần mềm.
- Framework: Giúp các lập trình viên thiết kế và phát triển các ứng dụng nhưng không hỗ trợ chạy ứng dụng trong giai đoạn triển khai.
Trên đây là khái niệm về platform, framework và sự khác biệt cơ bản giữa 2 thuật ngữ này. Để biết thêm nhiều thông tin về platform vs framework, hãy để lại bình luận bên dưới và tham khảo thêm các bài viết khác của Got It nhé.