MVC framework đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế một chương trình cho máy tính, ứng dụng web hoặc thiết bị di động. Vậy, MVC framework là gì? Quy trình hoạt động của mô hình MVC ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Got It để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!
Mục lục
MVC framework là gì?
Cơ bản, MVC framework là một framework cho JavaScript sử dụng mô hình MVC. MVC là viết tắt của Model-View-Controller, đây là một mô hình kiến trúc chia một ứng dụng thành 3 phần logic chính như sau:
- Model – Mô hình: Tượng trưng cho dữ liệu của chương trình phần mềm
- View – Khung nhìn: Các thành phần của giao diện người dùng
- Controller – Bộ điều chỉnh: Quản lý sự trao đổi giữa dữ liệu và các nguyên tắc nghề nghiệp trong các thao tác liên quan đến mô hình.
MVC cung cấp các thành phần cơ bản để tạo nên một chương trình cho máy tính, thiết bị di động hoặc các ứng dụng web. Mô hình MVC hoạt động tốt với lập trình hướng đối tượng. Bởi lẽ, các mô hình, khung nhìn và bộ điều khiển khác nhau có thể được xem là đối tượng và chúng được dùng lại trong một ứng dụng.
Các thành phần chủ yếu của mô hình MVC
Hiểu được MVC framework là gì, chắc hẳn điều bạn quan tâm tiếp theo chính là mô hình MVC. Như đã nhắc đến bên trên, mô hình MVC sẽ được chia thành 3 phần chính, mỗi thành phần sẽ có một nhiệm vụ riêng. Dưới đây là thông tin cụ thể của 3 thành phần này:
- Model: Đây là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng. Model cũng là bộ phận kết nối giữa hai bộ phận còn lại là View và Controller. Nó được thể hiện dưới hình thức là một CSDL hay chỉ là một file XML bình thường. Các thao tác với CSDL như cho phép xem, xử lý hay truy xuất dữ liệu sẽ được Model được thể hiện rõ.
- View: Thành phần này được dùng cho tất cả các logic UI của ứng dụng. View có nhiệm vụ hiển thị thông tin, tương tác với người dùng. Nó là nơi chứa tất cả những đối tượng GUI như textbox, images,… View cũng chính là tập hợp các form hoặc file HTML. Các ứng dụng web sử dụng nó như một thành phần của hệ thống hoặc các thành phần HTML được tạo ra. View còn ghi nhận hoạt động của người dùng để tương tác với Controller.
- Controller: Đây chính là bộ phận có chức năng xử lý những từ yêu cầu người dùng đưa đến qua View. Controller sẽ từ đó đưa ra dữ liệu phù hợp với người dùng. Ngoài ra, Controller còn có thêm chức năng là kết nối với bộ phận Model.
MVC hoạt động theo quy trình như thế nào trong dự án website?
Đây chắc hẳn là điều bạn quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về mô hình MVC. Dưới đây là quy trình mà mô hình MVC hoạt động trong dự án website, quy trình này gồm 4 bước cụ thể sau đây:
- Bước 1: Người dùng gửi yêu cầu (HTTP Request) qua một trình duyệt web bất kỳ. Yêu cầu này có thể kèm theo những dữ liệu nhập tới Controller xử lý. Bộ Routing điều hướng sẽ xác định Controller xử lý.
- Bước 2: Khi Controller nhận được yêu cầu, nó sẽ kiểm tra yêu cầu đó có cần dữ liệu từ Model không. Nếu có, nó sẽ dùng các class/function trong Model sau đó trả ra kết quả. Khi đó, Controller cũng sẽ xử lý các giá trị đó và trả ra View để hiển thị. Controller sẽ xác định các View tương ứng và hiển thị đúng theo yêu cầu.
- Bước 3: Khi View nhận được dữ liệu từ Controller, chúng sẽ xây dựng các thành phần hiển thị như hình ảnh, thông tin dữ liệu,… rồi trả về GUI content để Controller đưa ra kết quả và hiển thị lên màn hình Browser.
- Bước 4: Browser sẽ nhận được giá trị trả về và hiển thị với người dùng và kết thúc quá trình hoạt động.
Những thông tin bên trên đã khái quát thông tin cơ bản về MVC framework và mô hình MVC. Hy vọng, với những thông tin này, bạn đã có thể giải đáp băn khoăn MVC framework là gì của mình. Vẫn còn nhiều thông tin hữu ích khác còn chờ bạn ở các bài viết tiếp theo của Got It, đừng bỏ lỡ nhé!