Khi mới bắt đầu với công nghệ thông tin, không ít người đã đặt ra câu hỏi “Software Development là gì”. Ngay cả khi bạn là một sinh viên IT, hoặc đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì bạn cũng chưa chắc biết chính xác câu trả lời, hoặc là cách trả lời cho người khác về câu hỏi này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuật ngữ này và những vấn đề xung quanh nó.
Mục lục
1. Software Development là gì?
Software Development (Phát triển phần mềm) là một hệ thống cấu trúc bao gồm tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan ứng dụng trong việc phát triển để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Quy trình phát triển phần mềm bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát chi tiết yêu cầu của khách hàng, từ đó tổng hợp và đưa ra giải pháp. Tài liệu cần mô tả đầy đủ các yêu cầu về chức năng và giao diện của phần mềm,
- Bước 2: Tiến hành thực hiện thiết kế và tổng hợp tài liệu thiết kế
- Bước 3: Dựa trên tài liệu giải pháp và thiết kế đã được phê duyệt, lập trình viên sẽ thực hiện lập trình.
- Bước 4: Tester sẽ tiến hành tạo kịch bản kiểm thử theo tài liệu đặc tả yêu cầu. Sau đó thực hiện kiểm thử và cập nhật kết quả vào kịch bản kiểm thử.
- Bước 5: Triển khai sản phẩm phần mềm cho khách hàng
- Bước 6: Hỗ trợ và bảo trì phần mềm
2. Các kỹ năng của Software Developer (kỹ sư phát triển phần mềm)
Kỹ sư phát triển phần mềm cần nắm vững các kỹ năng và kiến thức công nghệ liên quan đến công việc của họ:
- Khả năng viết code và lập trình (Programming & coding)
- Có kiến thức nền tảng về ngành khoa học máy tính
- Khả năng thiết kế và kiến trúc phần mềm
- Kỹ năng giải thuật và cấu trúc dữ liệu
- Phân tích được các thông tin, yêu cầu của khách hàng
- Tìm kiếm, phát hiện lỗi và sửa lỗi cho phần mềm
- Kiểm tử (testing) phần mềm, đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu, đã được tối ưu và không bị lỗi.
Ngoài ra, các kỹ sư phát triển phần mềm cũng cần có những kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề
- Kỹ năng suy luận logic
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Làm việc nhóm và quản lý nhóm
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng ra quyết định và quản lý rủi ro.
3. Nhiệm vụ của kỹ sư phát triển phần mềm
Trong một vài trường hợp, kỹ sư phát triển phần mềm cũng phải gặp gỡ khách hàng để nắm được nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm họ sắp tạo ra sẽ cần những yếu tố nào. Khi các tiêu chí được xác định, lập trình viên sẽ tiến hành thiết kế phần mềm, phát triển các thành phần của phần mềm và làm cho chúng hoạt động cùng nhau.
Kỹ sư phần mềm sẽ phải kết nối với nhiều bộ phận khác nhau để phát triển sản phẩm. Khi tạo được bản thiết kế ban đầu, họ sẽ chuyển qua bộ phần lập trình để viết code cho phần mềm hoạt động. Các kỹ sư phát triển phần mềm sẽ đồng thời kết nối, hiểu khách hàng và các bộ phận liên quan khi cần thiết.
Ở giai đoạn cuối cùng, các Software Developer sẽ hỗ trợ khách hàng trong quá trình chạy phần mềm. Họ sẽ cung cấp hỗ trợ và quản lý liên tục và đề xuất các bản cập nhật hệ thống và đảm bảo rằng các chương trình vẫn có thể được sử dụng khi diễn ra bảo trì.
Một kỹ sư phát triển phần mềm cần phải trang bị tốt cho mình những kiến thức cơ sở đến chuyên ngành. Song song đó là trình độ ngoại ngữ tốt cùng với các kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Software Development là gì” và hiểu rõ hơn về công việc, nhiệm vụ của một kỹ sư phát triển phần mềm.