Để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra cao nhất, các doanh nghiệp cần sử dụng test case để kiểm tra kỹ sản phẩm của họ trước khi phát hành ra thị trường. Dưới bài viết này, chúng ta sẽ dựa vào hướng dẫn viết test case cho người mới bắt đầu để viết một test case đơn giản.
- Tìm hiểu thêm: Test Case mẫu và những lưu ý bạn nên biết
Test case là gì?
Test case hay còn gọi là trường hợp thử nghiệm. Đây là tập hợp các điều kiện hay hành động được thực hiện trên ứng dụng phần mềm để xác minh chức năng của ứng dụng đó có hoạt động như mong muốn hay không.
Các test case sẽ giúp cải thiện chất lượng, giảm chi phí bảo trì và hỗ trợ phần mềm, xác minh phần mềm nhằm đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Các trường hợp thử nghiệm này có thể tái sử dụng trong tương lai, cực kỳ hữu ích trong quy trình kiểm tra và thử nghiệm phần mềm.
Hướng dẫn viết test case đơn giản
Chuẩn bị viết test case
Trước khi viết test case, bạn hãy đọc và phân tích tài liệu kỹ càng, giải đáp mọi thắc mắc với các thành viên trong nhóm hoặc khách hàng để viết test case được chính xác và chắc chắn hơn. Sau đó, bạn thử tìm xem có test case nào đã được viết để test cho cùng module đó hay chưa, nhằm tiết kiệm thời gian.
Một test case tốt cần phải có các đặc điểm: chính xác, bám sát yêu cầu, có tính lặp lại, tái sử dụng, độc lập, đơn giản và rõ ràng. Bạn nên xem xét tất cả các kịch bản trước khi viết và chọn một kịch bản thật ngắn gọn.
Viết test case
Đầu tiên, bạn cần chọn một công cụ để viết. Bảng tính Excel rất được khuyến khích để viết các test case cơ bản và test chúng theo cách thủ công hoặc bạn cũng có thể tải những công cụ miễn phí khác trên Internet.
Lưu ý, hãy luôn đặt mình vào vị trí của người dùng ứng dụng để tạo ra những test case tốt nhất và đặt tên ID cho từng test case để dễ dàng theo dõi, xác định test case.
Một mẫu test case tốt bao gồm: Số serial, ID của bộ test, ID của test case, tóm tắt test case, yêu cầu liên quan, điều kiện tiên quyết, phương pháp kiểm thử, kết quả dự kiến, kết quả thực tế, trạng thái, lưu ý, người tạo, ngày tạo, người thực hiện, ngày thực hiện, môi trường thử nghiệm.
Tiếp theo, bạn viết một bản tường trình cơ bản theo một định dạng điển hình và tiến hành review test case bạn viết, nhờ đồng nghiệp giúp đỡ để phát hiện ra những case còn thiếu hoặc chưa nghĩ tới. Trong khi viết test case, hãy đảm bảo rằng tất cả chúng đều chính xác, đơn giản, dễ hiểu và đi vào mục tiêu.
Hy vọng rằng với những kiến thức hướng dẫn viết test case được chia sẻ trên, bạn có thể hiểu và áp dụng chúng để viết những test case đầu tiên. Chúc các bạn thành công!