Bạn có từng nghe tới thuật ngữ công nghệ AI hay trí tuệ nhân tạo? Dưới bài viết này, chúng mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về công nghệ này cũng như các ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày nhé!
Mục lục
Công nghệ AI là gì?
Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người trên máy móc, đặc biệt là máy tính. Quá trình này bao gồm việc học tập, lập luận và tự sửa lỗi. AI có các ứng dụng đặc biệt gồm hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (có khả năng nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).
Hiện nay, công nghệ AI đang ngày càng mở rộng không ngừng, bao gồm quá trình tự động hóa của robot, người máy. Sự xuất hiện của Big Data đã làm đẩy nhanh sự phát triển của AI, các công ty công nghệ bắt đầu để mắt hơn đến dữ liệu và các hệ thống máy tính, công nghệ phần cứng để thúc đẩy công nghệ AI phát triển, giúp AI có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu với tốc độ nhanh chóng. Những ứng dụng của AI trong đời sống cũng được mở rộng, thiết thực và hiệu quả hơn.
Phân loại công nghệ AI
Công nghệ AI vẫn đang được nghiên cứu và vô cùng phức tạp, tuy nhiên chúng ta có thể phân chia chúng thành 4 loại chính dưới đây.
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng
Đối với công nghệ này, máy có thể phân tích những động thái khả thi nhất của đối thủ và của mình để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề. Một trong những thành công đầu tiên chính là chương trình Deep Blue do IBM tạo ra, đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov. Ngoài ra, một sản phẩm khác của Google là AlphaGo cũng được thiết kế chơi cờ vây. Tuy nhiên, cả Deep Blue và AlphaGo đều tồn tại những hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Công nghệ này khắc phục được những nhược điểm của AI phản ứng, dùng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra quyết định trong tương lai. Công nghệ này thường được kết hợp với nhiều cảm biến môi trường xung quanh để dự đoán những tình huống sắp xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị. Các sản phẩm công nghệ như xe không người lái, máy bay drone hoặc những tàu ngầm hiện đại được xem là một trong những thành công lớn của công nghệ này.
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, các “ông lớn” đã tạo ra AI có thể học hỏi và có suy nghĩ riêng, nhờ đó sử dụng những kiến thức của AI để thực hiện công việc cụ thể. Một ví dụ điển hình là AI do Facebook tạo ra nhằm hỗ trợ giao tiếp kỹ thuật số tốt hơn, nhưng AI này lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đội ngũ Facebook, tự tạo ra một loại ngôn ngữ chưa thể giải mã nên họ đã cho dừng hoạt động.
Loại 4: Tự nhận thức
Đây là bước phát triển vượt bậc của AI, lúc này AI có thể tự nhận thức về bản thân và có ý thức hành xử như con người, biểu lộ cảm xúc của con người. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự khả thi ở hiện tại do con người chưa thể hoàn toàn kiểm soát được chúng.
Các ứng dụng của công nghệ AI
Hiện nay, công nghệ AI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong hệ thống đo lường giao thông đường bộ, trong các hoạt động của nhà máy, xí nghiệp, ngành dịch vụ, khách sạn hay du lịch, ứng dụng trên điện thoại, thiết bị âm thanh, gia dụng,…
Ngoài ra, công nghệ AI còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như y tế, giáo dục, kinh doanh, marketing … Chỉ trong một khoảng thời gian nữa, ngành trí tuệ nhân tạo sẽ đạt đến đỉnh cao.
Trong tương lai, AI có thể là chìa khóa mang đến thành công và tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mình hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI và những ứng dụng của nó trong đời sống.