Selenium Webdriver là gì? Top những ưu, nhược điểm mà bạn cần biết

Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa biết Selenium Webdriver là gì, dù từ lâu khái niệm này đã không còn xa lạ đối với các tester. Bài viết sẽ giải thích sơ bộ về Selenium Webdriver và trình bày những ưu, nhược điểm của công cụ kiểm thử hữu ích này.

Selenium Webdriver là gì?

Selenium Webdriver là một thành phần quan trọng của bộ công cụ Selenium. Đây là một bộ công cụ kiểm thử (test) tự động nổi tiếng. Nó được ưu chuộng vì có mã nguồn mở, có khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình.

Bộ công cụ này gồm có bốn thành phần là: Selenium IDE, Selenium RC, Selenium Grid và Selenium Webdriver.

So với các thành phần còn lại, Selenium Webdriver được đánh giá cao hơn hẳn. Bởi lẽ nó cho phép người dùng chạy các câu lệnh kiểm tra trực tiếp bằng trình duyệt web.

Ưu điểm của Selenium Webdriver là gì?

1. Mã nguồn mở

Selenium WebDriver được các tester trên thế giới ưa thích vì nó là một phần mềm mã nguồn mở (open-source). Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần phải tốn tiền khi sử dụng. Điều đó sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho cả quá trình test.

2. Tương thích nhiều trình duyệt

Selenium WebDriver tương thích với gần như tất cả các trình duyệt web phổ biến hiện tại. Chẳng hạn như Opera, Yandex, Firefox, Internet Explorer, Chrome. Bạn có thể dễ dàng chạy các trình duyệt này ở bất kỳ hệ điều hành nào, dù là Windows, Mac hay Linux.

3. Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình

Selenium WebDriver hỗ trợ gần hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay (C#, Java, Python, Ruby, Perl,…). Do đó, người dùng không cần phải học thêm một ngôn ngữ lập trình mới để làm việc với công cụ này. Bạn hoàn toàn có thể viết các đoạn script một cách hiệu quả bằng chính ngôn ngữ lập trình đang là thế mạnh của mình.

4. Thân thiện, dễ sử dụng

Xét về độ thân thiện với người dùng, Selenium WebDriver vượt trội so với các thành phần khác của Selenium. Những câu lệnh của nó khá dễ nhớ và tiện dụng. Selenium cũng cung cấp cho người dùng nhiều tài liệu hướng dẫn cần thiết. Cộng đồng sử dụng công cụ này cũng rất lớn, nên bạn sẽ không gặp khó khăn nếu có vấn đề cần thắc mắc.

5. Tốc độ thực thi nhanh

Selenium WebDriver tận dụng khá tốt khả năng hỗ trợ tự động hóa của các trình duyệt web. Mỗi trình duyệt web khác nhau sẽ có một công cụ hỗ trợ khác nhau dành cho nó như ChromeDriver của Chrome hay Selenium FirefoxDriver của Firefox. Do đó, tốc độ thực thi của Selenium WebDriver sẽ nhanh hơn nhiều nếu so với các công cụ khác trong bộ Selenium.

Nhược điểm của Selenium Webdriver là gì?

1. Chỉ hỗ trợ ứng dụng web

Đúng như tên gọi, giới hạn của Selenium Webdriver là chỉ hoạt động trên nền tảng website. Bạn không thể tìm cách để mở rộng công cụ này cho các nền tảng ứng dụng của Windows. Hạn chế này sẽ khiến bạn rắc rối trong một vài trường hợp, chẳng hạn như khi phải kiểm tra tốc độ kết nối với ứng dụng Windows.

2. Đòi hỏi kinh nghiệm lập trình

Một trong những xu hướng hiện nay là thực hiện test tự động mà không cần đến code. Điều này giúp một người không cần có kiến thức chuyên môn vẫn có thể thao tác thông qua các công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, Selenium Webdriver lại đi ngược với điều đó. Để sử dụng tốt công cụ này, tester phải có kiến thức về một ngôn ngữ lập trình nhất định. Đồng thời, bạn phải có kinh nghiệm sử dụng các công cụ test tự động trước đó.

3. Khó bảo trì và mở rộng

Với Selenium Webdriver, người dùng khó thể bảo trì và mở rộng quá trình test. Các bài test của công cụ này khá cứng nhắc khi sử dụng một identifier (mã định danh) duy nhất. Nếu có thay đổi nào đó, đặc biệt là với các identifier này, sẽ phá hỏng cả bài test. Thiếu sót này khiến cho Selenium Webdriver không phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu test ở quy mô lớn, hoặc muốn mở rộng cơ chế tự động hóa sau này.  

4. Không có hỗ trợ kỹ thuật

Selenium Webdriver không cung cấp giải pháp để hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng. Khi gặp vấn đề, bạn có thể dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng sử dụng công cụ này. Nhưng xét cho cùng họ cũng chỉ là những người dùng giống như bạn, chứ không phải là sự hỗ trợ trực tiếp từ phía người tạo ra sản phẩm. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn nếu vấn đề của bạn là một vấn đề mới, chưa có cách giải quyết.

5. Thiếu tính năng báo cáo tự động

Là công cụ dùng để test, nhưng Selenium Webdriver lại không có sẵn chức năng lập báo cáo tự động. Nó khiến cho việc khắc phục sự cố và sửa lỗi trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn. Người dùng phải thông qua các công cụ của bên thứ ba để thực hiện báo cáo. Chẳng hạn như TestNG, JUnit hay Allure.

Tóm lại, Selenium Webdriver là một công cụ tuyệt vời để thực hiện test tự động trên nền tảng web. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ Selenium Webdriver là gì, và cân nhắc những ưu, nhược điểm của nó để có thể tối ưu công việc của mình.


Got It Vietnam – Tham khảo: testim.io

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 07, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Got It Tester – Katie: Quả ngọt đến từ trái tim kiên định

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng Quản trị Hệ thống Thông tin (Management Information System), Katie đối mặt với rất nhiều ngã rẽ. Cô bạn có thể theo ngành Business Analyst (BA), có thể lựa chọn làm Software Tester, cũng có thể tiếp tục phát huy thế mạnh ngôn […]
Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Chương trình đào tạo Tester ở Got It

Bên cạnh chương trình training dành cho Software Engineer bài bản, đạt chuẩn Silicon Valley, Got It còn chuẩn bị một chương trình training cực kỳ chất lượng cho các bạn ở team Quality Assurance (QA). Đóng vai trò then chốt, đảm bảo chất lượng đầu ra cho những sản phẩm world-class của Got It, […]
CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

CV Tester – 4 lưu ý giúp bạn pass vòng CV

Với vị trí yêu cầu độ cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng quan sát cao như Software Tester, một chiếc CV gây thiện cảm với nhà tuyển dụng trở nên cực kỳ quan trọng. Bởi, CV, tuy đơn giản, sẽ phần nào nói lên cá tính con người bạn. Vậy làm thế nào để CV […]
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Nếu bạn đã hiểu test plan là gì, hẳn là bạn sẽ muốn biết cách tạo test plan hoàn chỉnh cho sản phẩm hoặc tính năng mới. Hãy cùng Got It tìm hiểu 5 bước cần thiết cho một test plan hoàn chỉnh. Mục lục1. Phân tích sản phẩm hoặc tính năng bạn đang thử […]
Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Bất cứ một phần mềm nào được đưa ra thị trường đều được đánh giá chất lượng dựa trên những tiêu chí nhất định. Hãy cùng tìm hiểu xem chất lượng phần mềm (CLPM) là gì? Và làm thế nào để đánh giá chính xác được giá trị của một phần mềm hiện nay. Mục […]