Để nâng cao kỹ năng Lập trình hướng đối tượng – Object-Oriented Programming (OOP), bạn cần liên tục rèn luyện, thực hành. Trong bài viết hôm nay, Got It sẽ chia sẻ tới bạn các bài tập lập trình hướng đối tượng.
Các bài tập này sẽ giúp bạn ôn lập trình hướng đối tượng từ level cơ bản đến level nâng cao với đa dạng format đề bài. Khi bạn đã “xử” xong các bài tập này, hãy kéo đến cuối bài viết kiểm tra các đáp án và kiểm chứng độ thành thạo của bạn với OOP nhé!
Mục lục
1. Bài tập lập trình hướng đối tượng cơ bản
1. Đâu là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầu tiên?
A. Java
C. Smalltalk
B. C++
D. Kotlin
2. Đâu là thứ định nghĩa một lớp tốt nhất?
A. Phần tử cha của một đối tượng
C. Blueprint của một đối tượng
B. Bản sao của một đối tượng
D. Phạm vi của một đối tượng
3. Đâu là tính năng có thêm trong lớp mà không có trong cấu trúc?
A. Thành phần dữ liệu
C. Dữ liệu tĩnh cho phép
B. Hàm thành phần
D. Chỉ định truy cập công khai
4. Đâu không phải đặc điểm của OOP theo định nghĩa chung?
A. Tái sử dụng code
C. Sao chép/Dự phòng dữ liệu
B. Tính mô-đun
D. Code hiệu quả
5. OOP có thể được triển khai mà không cần dùng đến lớp trong một chương trình. Đúng hay Sai
A. Đúng
B. Sai
6. Đặc điểm nào của OOP thể hiện tính tái sử dụng code?
A. Đa hình
C. Đóng gói
B. Trừu tượng
D. Kế thừa
7. Ngôn ngữ lập trình nào không hỗ trợ cả 4 loại kế thừa?
A. C++
C. Kotlin
B. Java
D. Smalltalk
8. Có thể định nghĩa bao nhiêu lớp trong một chương trình?
A. 1
C. 999
B. 100
D. Không hạn chế
9. Tại sao Java không hẳn là một ngôn ngữ hướng đối tượng?
A. Nó không hỗ trợ cách khai báo thông thường của những loại dữ liệu cơ bản
B. Nó không hỗ trợ tất cả các loại kế thừa.
C. Nó cho phép viết code ngoài lớp
D. Nó không hỗ trợ con trỏ
10. Nhận định nào về OOP không đúng với C++?
A. Code có thể viết mà không cần đến class.
B. Code phải chứa ít nhất một lớp
C. Một class phải có các member function.
D. Ít nhất phải có một đối tượng được khai báo trong code
11. File header nào là bắt buộc để sử dụng OOP trong C++?
A. iostream.h
B. stdio.h
C. stdlib.h
D. OOP có thể sử dụng mà không cần file header.
12. Hai đặc điểm nào luôn song hành với nhau?
A. Kế thừa và Đóng gói
C. Đóng gói và Trừu tượng
B. Đóng gói và Đa hình
D. Trừu tượng và Đa hình
13. Tính năng nào cho phép mở đệ quy (recursion) ?
A. Sử dụng con trỏ
B. Sử dụng con trỏ
C. Sử dụng pass by value
D. Sử dụng constructor tham số hóa
2. Bài tập thực hành
Bài 1: Viết một chương trình định nghĩa một lớp hình có constructor đưa ra giá trị của chiều rộng và chiều dài. Sau đó, định nghĩa hai lớp con hình tam giác và hình chữ nhật. Hai lớp con này tính diện tích của hình. Trong lớp chính, định nghĩa hai biến hình tam giác và hình chữ nhật. Sau đó gọi hàm area() trong hai biến này.
Bài 2: Viết một chương trình mẹ với một lớp con kế thừa. Cả hai đều phải có method void display () để print một message (message của mẹ và con khác nhau). Trong phần chính, định nghĩa lớp con và gọi method display() dựa trên lớp con.
Bài 3: Viết một chương trình với lớp mẹ animal. Trong chương trình này, định nghĩa các biến tên, tuổi và hàm set_value(). Sau đó tạo hai biến cơ bản Zebra và Dolphin để viết message thông báo tên tuổi và những thông tin khác (như nguồn gốc).
Bài 4:
a. Tạo một lớp Vehicle với các thuộc tính max_speed và bản sao tổng số. b. Tạo một lớp Vehicle không có biến và phương thức nào cả. c. Tạo một lớp con Bus kế thừa mọi biến và phương thức của lớp cha Vehicle. d. Hãy đưa ra đối số sức chứa của Bus.seating_capacity() một giá trị mặc định là 50. e. Xác định mỗi đối tượng của Bus thuộc lớp nào. f. Xác định nếu School_bus cũng là một bản sao của lớp Vehicle
3. Đáp án cho các bài tập
3.1 Bài tập cơ bản
1, C
4, C
7, B
10, B
13, A
2, C
5, B
8, D
11, D
3, B
6, D
9, A
12, C
3.2. Bài tập thực hành
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
a.
def __init__(self, name, max_speed, mileage):
self.name = name
self.max_speed = max_speed
self.mileage = mileage
b.
class Vehicle:
pass
c.
class Vehicle:
def __init__(self, name, max_speed, mileage):
self.name = name
self.max_speed = max_speed
self.mileage = mileage
class Bus(Vehicle):
pass
School_bus = Bus("School Volvo", 180, 12)
print("Vehicle Name:", School_bus.name, "Speed:", School_bus.max_speed, "Mileage:", School_bus.mileage)
d.
class Vehicle:
def __init__(self, name, max_speed, mileage):
self.name = name
self.max_speed = max_speed
self.mileage = mileage
def seating_capacity(self, capacity):
return f"The seating capacity of a {self.name} is {capacity} passengers"
class Bus(Vehicle):
def seating_capacity(self, capacity=50):
return super().seating_capacity(capacity=50)
School_bus = Bus("School Volvo", 180, 12)
print(School_bus.seating_capacity())
e.
class Vehicle:
def __init__(self, name, mileage, capacity):
self.name = name
self.mileage = mileage
self.capacity = capacity
class Bus(Vehicle):
pass
School_bus = Bus("School Volvo", 12, 50)
# use Python's built-in type() function
print(type(School_bus))
f.
class Vehicle:
def __init__(self, name, mileage, capacity):
self.name = name
self.mileage = mileage
self.capacity = capacity
class Bus(Vehicle):
pass
School_bus = Bus("School Volvo", 12, 50)
# use Python's built-in isinstance() function
print(isinstance(School_bus, Vehicle))
Hy vọng rằng với những bài tập lập trình hướng đối tượng trên, các bạn đã hiểu hơn về khái niệm lập trình hướng đối tượng. Happy Coding!
Tìm hiểu thêm: 4 khoá học lập trình hướng đối tượng cho người mới
Got It Vietnam – Tham khảo: PyNative, Sanfoundry