Nếu ghi nhớ tốt mọi thông tin, đặc biệt là các kiến thức cơ bản, các thông tin quan trọng sẽ giúp bạn làm việc và học tập hiệu quả. 6 cách ghi nhớ tốt nhất mà Got It tổng hợp sau đây có thể giúp bạn làm được điều này. Chúng ta cùng bắt đầu tham khảo bạn nhé!
Mục lục
- 1. Dạy lại cho người khác là một cách ghi nhớ tốt
- 2. Ghi âm lại những gì bạn cần nhớ
- 3. Nghỉ ngơi một lúc nếu phải làm việc hoặc học tập quá lâu
- 4. Gom các thông tin có nét tương đồng vào cùng một nhóm
- 5. Tập trung cũng là một cách ghi nhớ tốt và hiệu quả
- 6. Sử dụng cách lặp lại thông tin để ghi nhớ tốt hơn
1. Dạy lại cho người khác là một cách ghi nhớ tốt
Một trong những phương pháp ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất đó hiểu thật sâu về kiến thức đó. Và để làm được điều này, truyền đạt lại thông tin cho người khác chính là một phương pháp hiệu quả. Lúc này, bạn sẽ như một người thầy cố gắng sử dụng các ngôn từ của bản thân để diễn giải lại kiến thức cho người nghe. Nếu bạn nắm được những thông tin quan trọng, các ý chính và diễn giải được nó, chắc chắn vốn kiến thức và thông tin này đã thuộc về bạn và tồn tại trong não bạn rất lâu.
2. Ghi âm lại những gì bạn cần nhớ
Đây là cách ghi nhớ tốt nếu bạn đang ở trong một lớp học hay một buổi hội thảo. Hãy sử dụng cách ghi âm lại những gì bạn đã nghe được. Sau đó, hãy mở máy ghi âm và nghe đi nghe lại nhiều lần những kiến thức ấy. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn ghi nhớ một tài liệu, một bài phát biểu, hãy đọc thật rõ ràng và ghi âm chúng lại. Sau đó hãy dành mọi thời gian rảnh rỗi của mình để nghe lại. Như vậy, bạn sẽ thấy mình có thể ghi nhớ nhiều thông tin hơn.
3. Nghỉ ngơi một lúc nếu phải làm việc hoặc học tập quá lâu
Nếu bạn làm việc hoặc học tập quá lâu, chắc chắn cơ thể, thậm chí não bộ của bạn cũng sẽ mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần một khoản thời gian để nghỉ ngơi, một là để não có thời gian để nạp các kiến thức cũ vào đầu, hai là để não phục hồi khả năng tiếp tục nắm bắt các thông tin mới.
Các nhà tâm lý của trường đại học Edinburgh xác nhận rằng nếu nghỉ 10 phút giữa các buổi học thì não sẽ tiếp thu nhiều hơn 20% lượng thông tin so với học liên tục. Bạn có thể áp dụng phương pháp Pomodoro để làm việc theo từng pha 25-45 phút, sau đó nghỉ 5-15 phút trước khi quay lại làm việc.
4. Gom các thông tin có nét tương đồng vào cùng một nhóm
Hầu hết mỗi người trí nhớ được khoảng 7 nhóm thông tin trong trí nhớ ngắn hạn. Chính vì vậy, bạn nên xếp các thông tin vào gọn trong những nhóm này, để có thể nhớ được nhiều hơn. Các thông tin có nét tương đồng như các tên đường, các tên của một người nào đó, tên các kí hiệu,… Mỗi loại thông tin như vậy có thể được nhóm chung một nhóm.
5. Tập trung cũng là một cách ghi nhớ tốt và hiệu quả
Theo nhiều giả thuyết, chúng ta cần ít nhất 8s để chuyển thông tin vào bộ não. Vì thế, bạn cần tập trung ít nhất khoảng thời gian 8s đó để nắm được thông tin.
Bất kỳ sự việc nào muốn được lưu trữ trong ký ức của chúng ta thì chúng ta đều cần thời gian tập trung vào nó. Hãy dành sự tập trung vào một việc trong một thời điểm. Không cần quá lâu, hãy duy trì sự tập trung này vừa đủ để có cái nhìn cơ bản nhất về nó. Bạn không nên làm nhiều việc, tập trung cùng lúc vào nhiều thứ.
6. Sử dụng cách lặp lại thông tin để ghi nhớ tốt hơn
Nếu đang băn khoăn làm thế nào để ghi nhớ tốt thì đây chính là câu trả lời phổ biến nhất bạn có thể tìm được trên internet hoặc bất cứ đâu. Khi bạn cần thuộc một từ vựng mới, hãy viết nó ra giấy nhiều lần, đặt câu về nó nhiều lần. Nếu bạn muốn nhớ một thuật ngữ nào đó trong lập trình, hãy đặt những câu hỏi liên quan đến nó thật nhiều lần.
Tuy nhiên, đừng chỉ lặp lại thụ động như một cái máy, bạn nên điều khiển bộ não suy nghĩ về những thông tin bạn đang lặp lại. Chẳng hạn, để học từ vựng tiếng Anh mới, bạn nên vận dụng nó vào từng ngữ cảnh thực tế, mỗi lần áp dụng nó chính là một lần lặp lại thông tin giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nó.
Trên đây là những phương pháp ghi nhớ có thể giúp bạn lưu thông tin lại trong não lâu hơn và vận dụng tốt vào cuộc sống. Nếu muốn biết hiệu quả của chúng, hãy thực hành ngay những cách ghi nhớ tốt trên. Để có thêm các thông tin hữu ích khác, đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của Got It nhé!