5 bước tự học Python bài bản cho Beginner

Tự học Python không khó, chỉ cần bạn thực hiện kiên trì đủ 5 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định rõ động lực để tự học Python

Trước khi thực sự bước vào con đường tự học Python, bạn cần hiểu rõ vì sao mình cần nó thay vì chỉ chạy theo đám đông. Vì đây sẽ là một chặng đường không hề dễ dàng, bạn khó có thể vượt qua nếu không có đủ động lực.

Xác định động lực là bước quan trọng đầu tiên khi tự học Python

Nếu tìm được một động lực mạnh mẽ, bạn sẽ dễ dàng vạch ra mục tiêu của mình và cách để đạt được nó. Bạn chưa cần vội tìm ra một dự án hay chương trình cụ thể nào, chỉ cần biết được đâu là lĩnh vực ứng dụng Python mà mình hứng thú. Một số lĩnh vực có thể kể đến như:

  • Data science (Khoa học dữ liệu) / Machine learning (Học máy)
  • Ứng dụng điện thoại
  • Websites
  • Games
  • Xử lý và phân tích dữ liệu
  • Hardware (Phần cứng) / Sensors (Cảm biến) / Robots
  • Kịch bản thực thi công việc tự động, v.v

Chọn từ 1 – 2 lĩnh vực mà bạn quan tâm, sau đó trong quá trình tự học Python, hãy tìm hiểu sâu hơn các kiến thức chuyên ngành và làm các dự án liên quan đến lĩnh vực đó. 

Bước 2: Học các cú pháp Python cơ bản

Trước khi nghiên cứu sâu hơn vào các lĩnh vực cụ thể, ai cũng cần nắm chắc được kiến thức nền tảng về các cú pháp Python. Dưới đây là một số tài liệu học Python cơ bản miễn phí dành cho mọi beginners:

  • Learn Python the Hard Way — Một quyển sách dạy tất cả các khái niệm Python từ cơ bản đến các chương trình chuyên sâu.
  • Google Python’s Class — Một khoá học Python online hoàn toàn miễn phí được cung cấp bởi gã công nghệ khổng lồ Google. Google’s Python Class là sự kết hợp giữa các video bài giảng, các tài liệu viết cùng rất nhiều bài tập coding.
  • The Python Tutorial — Một tài liệu đọc về tất cả các kiến thức Python cơ bản.

Ở bước này, bạn nên dành 3 tuần – 1 tháng để hoàn thành các phần kiến thức cơ bản, tránh để thời gian học kéo dài đến vài tháng. Khi có nền tảng vững chắc, bạn mới có thể áp dụng tốt vào các dự án thực tế sau này.

Bước 3: Thực hiện các dự án theo cấu trúc có sẵn

Khi đã nắm chắc các cú pháp Python cơ bản, bạn đã có thể bắt tay vào làm một số projects hoàn chỉnh. Việc thực hiện các dự án thực tế không chỉ giúp bạn ghi nhớ kiến thức, trau dồi kỹ năng mới, mà còn giúp bạn xây dựng một portfolio thu hút các nhà tuyển dụng khi đi xin việc.

Tuy vậy, nếu tự làm các projects hoàn toàn mới ở thời điểm này, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn vì chưa có đủ kinh nghiệm. Vì vậy, chúng mình khuyên bạn tìm đến các dự án đã có sẵn cấu trúc trước khi làm các dự án của chính mình.

Bạn có thể bắt đầu với những dự án đơn giản nhất trong các bài tập thực hành về Python. Tìm hiểu về một số bài tập Python thú vị (kèm lời giải) tại đây.

Bước 4: Tạo ra các dự án Python của riêng mình

Khi đã làm quen với một số dự án có cấu trúc sẵn, giờ là lúc bạn tạo ra những dự án của chính mình. Bạn sẽ dựa vào các nguồn tài liệu khác nhau để từ đó sáng tạo ra các ý tưởng của riêng mình và thực thi nó. 

Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn đã quen với việc debug khi phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào trong chương trình của mình. Dưới đây là một số nguồn tài liệu hữu ích mà bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề của mình:

  • Mozilla Developer Network – Một nguồn tài liệu cực kỳ hữu ích giúp giải đáp mọi thắc mắc. Chỉ cần tra một từ khoá bạn đang cần tìm kiếm (VD: What is Python?), trang web sẽ hiển thị rất nhiều bài viết chứa câu trả lời chi tiết khiến bạn hài lòng.
Mozilla Developer Network là một website tự học Python hiệu quả
Mozilla Developer Network là một website tự học Python hiệu quả

Tiếp đến, hãy bắt đầu tìm ý tưởng projects cho riêng mình để bắt tay vào việc thực thi. Dưới đây là một số cách để bạn tìm ra nhiều ý tưởng mới mẻ:

  • Mở rộng, thêm tính năng cho những projects bạn đã làm trước đây.
  • Tìm kiếm các sự kiện, hội thảo để học hỏi, làm quen với những chủ dự án thú vị. (Gợi ý: Bạn có thể tìm các events tại meetup.com).
  • Tham gia đóng góp cho các dự án Python có mã nguồn mở.
  • Đăng ký tham gia làm lập trình viên cho các tổ chức tình nguyện, phi lợi nhuận (VD: Bạn có thể đăng ký làm lập trình viên cho STEAM for Vietnam – mạng lưới tình nguyện cống hiến cho sự phát triển của thế hệ trẻ tại Việt Nam thông qua giáo dục STEAM).
  • Tham khảo một số projects đã có sẵn và nghĩ cách để cải tiến, thay đổi chúng (Các bài blogs công nghệ hay Github là một nguồn tham khảo hiệu quả).
  • Nghĩ đơn giản về những vấn đề bạn gặp trong cuộc sống và cách để giải quyết nó bằng công nghệ.

Bước 5: Không ngừng nâng cấp và tăng độ khó cho các dự án

Thế giới công nghệ luôn biến đổi đến từng giây, và hãy để cho các dự án của bạn cũng như vậy. Bạn hãy tăng độ khó, mở rộng phạm vi, làm cho cho các dự án của mình tốt lên mỗi ngày. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể đặt ra trong giai đoạn này:

  • Mình có thể dạy một người có ít kinh nghiệm hơn cách xây dựng dự án này không? 
  • Mình có thể nâng cấp công cụ này thế nào? Liệu nó có thể làm việc với nhiều dữ liệu hơn, hay tiếp nhận được nhiều lượng truy cập hơn?
  • Chương trình của mình có thể chạy nhanh hơn không?
  • Làm thế nào để công cụ này trở nên hữu ích với nhiều đối tượng hơn?
  • Nếu muốn biến dự án này thành một kế hoạch thương mại thì phải làm thế nào? v.v.
Move forward and never stop!

Đây là những bài toán không hề đơn giản để giải quyết ngay lập tức, nhưng nó là một hướng tư duy cần thiết cho bất kỳ ai muốn theo đuổi con đường làm sản phẩm. Bạn sẽ luôn cần nghĩ tới những cải tiến, vạch ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho một vấn đề, thử và làm lại nhiều lần để tìm được giải pháp tối ưu nhất.

Giờ thì, hãy bắt đầu hành trình của bạn thôi!

Python là một ngôn ngữ lập trình rất thú vị và mang tính khả dụng cao. Tuy vậy, muốn chinh phục nó để tạo ra những giá trị thực sự ý nghĩa thì bạn cần có sự kiên trì và chăm chỉ. Với 5 bước tự học Python tóm gọn ở trên, Got It hy vọng bạn sẽ có thể vạch ra một con đường rõ ràng cho mình và theo đuổi nó đến cùng.

Got It Vietnam – Tham khảo: dataquest.io

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
December 06, 2020
Share this post to:
Tags:
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Top 7 câu hỏi thường gặp khi học lập trình Python cơ bản - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] nhiên, nếu bạn thực hiện cách tiếp cận từng bước như đã nêu ở bài viết này, bạn sẽ thấy thật dễ dàng để vượt qua những khoảnh khắc khó chịu, vì […]

trackback
10 tips tự học Python nhanh và hiệu quả nhất - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, thủ thuật mình lĩnh hội được. Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với Python, hãy tìm những người có kinh nghiệm hơn để được chỉ […]

Các bài viết liên quan
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]
Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Tuple trong Python, cách sử dụng chúng như thế nào, và sự khác biệt giữa Tuple và List là gì? Tất cả những nội dung trong bài đọc sẽ đều có ví dụ minh hoạ cụ thể, hi vọng các bạn đọc có […]
Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Để có thể tạo nên một ứng dụng của riêng mình, điều quan trọng nhất đó là phải thiết lập môi trường làm việc đúng cách. Vì vậy, bạn cần các công cụ để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình và biểu diễn trên đồ thị. Việc sử dụng nhiều công cụ […]