10 tips tự học Python nhanh và hiệu quả nhất

Nếu bạn đang không biết con đường tự học Python của mình nên diễn ra thế nào, đây chính là bài viết cho bạn.

Để có thể trở thành một lập trình viên thành công, tự học chính là một chiếc chìa khoá vô cùng quan trọng. Thế giới công nghệ luôn không ngừng thay đổi, và ngôn ngữ lập trình cũng vậy. Nếu không rèn luyện cho mình khả năng tự học tốt, bạn sẽ khó thích nghi kịp với những cập nhật diễn ra mỗi ngày.

Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ gợi ý tới bạn 10 tips tự học Python hiệu quả giúp bạn sớm trở thành một lập trình viên Python chuyên nghiệp.

“Make it stick” – Luôn theo sát việc tự học

Dù là người mới bắt đầu hay học Python đã lâu, bạn vẫn có thể đôi lúc bị mất tập trung hay lơ là với việc học. Dưới đây là một số tips giúp bạn có thể bám sát quá trình trau dồi kiến thức Python của mình.

#1: Code mỗi ngày

Sự kiên định là rất quan trọng khi bạn học một ngôn ngữ lập trình mới. Vì vậy, hãy đưa ra cho bản thân một cam kết rằng bạn sẽ code hàng ngày. Có thể bạn sẽ thấy khó tin, song muscle memory (được biết đến như ký ức cơ bắp) hoàn toàn có ý nghĩa trong việc lập trình. 

All day, all code

Khi lặp đi lặp lại một hành động nào đó, bộ não sẽ dần ghi nhớ. Theo thời gian, bạn sẽ thực hiện nó ngày càng tốt hơn, nhanh hơn, giỏi hơn. Giống với việc lập trình, hãy cân nhắc dành ra tối thiểu 25 phút mỗi ngày để viết những dòng code bất kỳ, kể cả bạn đang không có bài tập trên lớp hay đi làm. 

#2: Đặt bút viết

Bên cạnh máy tính là vật “bất ly thân” mỗi khi code, bạn cũng nên chuẩn bị thêm cả sổ và bút để ghi chép mỗi khi cần. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ghi chép bằng tay là cách tốt nhất để một người có thể ghi nhớ lâu dài. Trong lập trình, việc viết code ra giấy còn có thể giúp bạn thành thạo hơn trong quá trình xin việc, bởi có rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn viết code trên một bảng trắng.

“Sketching your code on paper!”

Một khi bạn bắt đầu với các dự án hay chương trình nhỏ trước, việc ghi chép bằng tay cũng giúp bạn có thể lập kế hoạch cho phần code của mình tốt hơn trước khi thực hiện trên máy tính. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu viết ra trước đâu là những functions hay classes bạn cần, cũng như cách chúng sẽ tương tác với nhau ra sao.

#3: Sử dụng Python Interactive Shell

Cho dù bạn đang học Python cơ bản lần đầu, hay đã bắt tay vào code và fix bugs, thì Python Interactive Shell vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất. Đây là một chương trình rất hữu dụng cho phép lập trình viên có thể nhanh chóng chạy các dòng lệnh Python mà không cần phải tạo tập tin trên máy.

Để có thể sử dụng Python Interactive Shell, bạn chỉ cần đảm bảo bạn đã cài đặt Python thành công trên máy. Dưới đây là một số ví dụ cho thấy bạn có thể sử dụng Python Interactive Shell khi tự học Python:

Nắm được toán tử nào có thể được sử dụng trên một phần tử bằng cách sử dụng dir():

>>> my_string = 'I am a string'

>>> dir(my_string)

['__add__', ..., 'upper', 'zfill']  # Truncated for readability

Những phần tử được trả về từ dir()là tất cả các phương thức có thể được áp dụng. Ví dụ:

>>> my_string.upper()

>>> 'I AM A STRING'

Đây là khi chúng mình sử dựng phương thức upper(). Bạn có thể thấy tất cả các ký tự trong chuỗi đều được viết hoa!

Nắm được các dạng của một phần tử:

>>> type(my_string)

>>> str

Import thư viện (libraries):

>>> from datetime import datetime

>>> dir(datetime)

['__add__', ..., 'weekday', 'year']  # Truncated for readability

>>> datetime.now()

datetime.datetime(2018, 3, 14, 23, 44, 50, 851904)

Thực thi shell commands:

>>> import os

>>> os.system('ls')

python_hw1.py python_hw2.py README.txt

#4: Kết hợp làm việc với nghỉ ngơi

Không phải lúc nào đâm đầu vào học liên tục mới là tốt. Đôi lúc, bạn cần biết cách nghỉ ngơi đúng thời điểm để lấy lại sự tập trung cần thiết. Pomodoro Technique là một phương pháp bạn nên cân nhắc để sử dụng: Bạn làm việc tối đa năng suất trong 25 phút, nghỉ ngơi một vài phút, sau đó tiếp tục làm việc. 

Những khoảng thời gian dù ngắn nhưng cũng rất quan trọng, đặc biệt khi bạn đang tìm và sửa bugs. Nếu bạn gặp phải một bugs và chưa thể tìm ra ngay hướng giải quyết, hãy làm một việc khác. Thử rời chiếc máy tính một lúc, ra đường đi dạo, lượn lờ đó đây hay nói chuyện cùng vài người bạn.

Trong lập trình, từng dòng code của bạn phải đạt độ chính xác tuyệt đối, nên chỉ thiếu một dấu ngoặc kép thôi cũng có thể khiến phá vỡ cả hệ thống. Một tâm trạng thoải mái và đầu óc thư thái sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi vấn đề đúng đắn hơn.

#5: Trở thành một “kẻ săn bugs”

Khi bắt tay vào những dự án phức tạp hơn, bugs sẽ là điều bạn không thể tránh khỏi. Đừng để bugs làm bạn nản chí, hãy bình tĩnh tiếp nhận vấn đề và vào vai một “kẻ săn bugs”. Để tránh gặp phải quá nhiều bugs, hãy luôn xem lại code của bạn theo thứ tự được thực thi và đảm bảo từng phần được hoạt động chính xác.

Be a Bug Hunter!

Khi bạn đã phát hiện dường như có xuất hiện một lỗi nào đó, hãy nhập dòng code này vào script Python của bạn:

import pdb; pdb.set_trace()

Lúc này, một trình gỡ lỗi là Python Debugger (PDB) sẽ bắt đầu chạy. Đây là trình gỡ lỗi source code tích hợp nhiều tính năng như: tạm dừng chương trình, xem các biến trong môi trường hợp cụ thể, thay đổi các giá trị của biến đó,…Trình gỡ lỗi này cũng có thể chạy với command line:

python -m pdb <my_file.py>.

“Make it Collaborative” – Tìm “đồng đội” để cùng tự học Python

Khi bạn đã bắt đầu bám sát kế hoạch tự học Python của mình, hãy bắt đầu thúc đẩy khả năng trau dồi và học hỏi kiến thức khi làm việc cùng những người khác.

#6:  Ở bên cạnh những người giống bạn

Dù lập trình là một công việc độc lập, xong vẫn có rất nhiều lợi ích nếu bạn làm việc đó cùng những người khác. Việc có người học cùng mình sẽ giúp bạn có thêm động lực, vượt qua những lúc cảm thấy chán nản nhất. Tất cả mọi người cũng có thể học hỏi nhiều kiến thức mới khi chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, thủ thuật mình lĩnh hội được. Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen với Python, hãy tìm những người có kinh nghiệm hơn để được chỉ dẫn.

Còn nếu đang băn khoăn không biết có thể tìm những người học Python giống mình ở đâu, đừng nên quá lo lắng. Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn thiết lập các mối quan hệ chất lượng như tận dụng LinkedIn và Github, tham gia hackathon hay các sự kiện online/offline…

#7: Chia sẻ kiến thức tới người khác

Có thể nói, dạy lại người khác cũng là một phương pháp hiệu quả để bạn trau dồi kiến thức Python của mình. Không những được nhắc lại kiến thức nhiều lần, bạn còn phải hiểu rất sâu và tường tận vấn đề mới có thể giải thích được cho người khác.

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể thực hiện điều này. Bạn có thể rủ bạn bè học nhóm, chia sẻ kiến thức mình nắm được cho những người chưa biết hay giải thích lại một bài tập nào đó. Bạn cũng có thể nghĩ đến cả việc viết những bài blogs hay quay videos hướng dẫn của chính mình rồi đăng tải trên trang cá nhân.

#8: Trải nghiệm “Pair Programming”

Pair Programming” (Lập trình đôi) là một phương pháp mà ở đó, hai lập trình viên sẽ ngồi cùng nhau để hoàn thành chung một đầu việc. Một người đóng vai “Driver”, người còn lại là “Navigator”. Driver là người viết code và nghĩ về task hiện tại, còn Navigator sẽ tập trung hơn vào việc phát hiện lỗi và các vấn đề, review và vạch ra những gì cần làm tiếp theo. Bạn cùng đồng nghiệp hoàn toàn có thể hoán đổi vị trí cho nhau để cả hai nhận được đầy đủ các lợi ích.

“Pair Programming” không chỉ giúp bạn có cơ hội được review code của người khác, mà còn nhìn được tổng quan cách họ suy nghĩ về một vấn đề. Việc tiếp xúc với nhiều ý tưởng khác nhau sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn mới, cải thiện được khả năng xử lý vấn đề khi quay lại với code của chính mình.

“Make Something” – Bắt tay vào làm những việc thực tế

Khi đã có đủ những kiến thức nền tảng về Python, đây là lúc bạn nâng cấp trình độ của mình bằng việc tạo ra những giá trị thực tế.

#9: Xây dựng một dự án, chương trình bất kỳ

Khi nắm chắc những kiến thức căn bản về cấu trúc dữ liệu (chuỗi, lists, từ điển, v.v), lập trình hướng đối tượng (OOP), cách viết classes…, bạn đã hoàn toàn có khả năng thực thi những chương trình đơn giản nhất.

Lý thuyết đôi lúc chưa chắc hoàn toàn đúng trong thực tế. Phải đến lúc bắt gặp một vấn đề khi làm các dự án, chương trình thì bạn mới có thể phát huy tối đa những kỹ năng được học một cách linh hoạt. Dưới đây là một số bài tập, dự án Got It gợi ý để bạn có thể luyện tập:

> 40 dự án Python từ cơ bản đến nâng cao

> Tổng hợp bài tập Python cơ bản (có lời giải)

Hãy bắt tay xây dựng các dự án thực tế!

#10: Đóng góp vào các dự án Python mã nguồn mở

Hiện nay, có rất nhiều thư viện Python hay thậm chí là các dự án của nhiều công ty có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa bất kỳ ai cũng có thể hợp tác để viết code, đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thành các dự án.

Khi tham gia vào các dự án mã nguồn mở, bạn có thể đề xuất các cách fix bugs của mình, được người quản lý dự án review công việc và đưa ra những góp ý. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức mới mà còn là cơ hội để bạn trau dồi khả năng giao tiếp với người quản lý cùng các lập trình viên khác.

Tự học chính là một bí quyết thành công đối với bất kỳ lập trình viên nào. Got It hy vọng những tips tự học Python được chia sẻ trên đây sẽ giúp quá trình chinh phục ngôn ngữ lập trình này của bạn trở nên dễ dàng hơn. Happy coding!

Got It Vietnam – Tham khảo: https://realpython.com/

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
December 03, 2020
Share this post to:
Tags:
4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Học Python có khó không? - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] 10 tips tự học Python nhanh và hiệu quả nhất […]

trackback
5 bước tự học Python bài bản cho Beginner - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] Tự học Python không khó, chỉ cần bạn thực hiện kiên trì đủ 5 bước dưới đây. […]

trackback
6 tips tự học ngôn ngữ lập trình Python hiệu quả - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] 10 thói quen cần thiết của người tự học Python […]

trackback
Tự học lập trình Python trong 6 tháng - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] thể, trừ khi bạn tin là vậy. Sau đây, Got It xin chia sẻ một số mẹo tự học lập trình Python chỉ trong vòng 6 […]

Các bài viết liên quan
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]
Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Tuple trong Python, cách sử dụng chúng như thế nào, và sự khác biệt giữa Tuple và List là gì? Tất cả những nội dung trong bài đọc sẽ đều có ví dụ minh hoạ cụ thể, hi vọng các bạn đọc có […]
Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Để có thể tạo nên một ứng dụng của riêng mình, điều quan trọng nhất đó là phải thiết lập môi trường làm việc đúng cách. Vì vậy, bạn cần các công cụ để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình và biểu diễn trên đồ thị. Việc sử dụng nhiều công cụ […]