Tìm hiểu về các giai đoạn kiểm thử phần mềm

Thông qua các giai đoạn kiểm thử phần mềm sẽ giúp bạn có thể đánh giá chức năng của ứng dụng phần mềm có đáp ứng được những yêu cầu đã chỉ định hay không. Đồng thời kiểm, thử phần mềm cũng giúp bạn tìm và tiến hành sửa lỗi nhằm đảm bảo sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt nhất. Vậy, kiểm thử phần mềm bao gồm những giai đoạn nào, cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

Các giai đoạn kiểm thử phần mềm

Giai đoạn 1: Unit Testing – Kiểm thử mức đơn vị

Unit Testing là giai đoạn đầu tiên trong kiểm thử phần mềm. Unit Testing được thực hiện nhằm kiểm tra và xác định các module riêng lẻ thuộc mã nguồn có hoạt động đúng hay không. Mục đích của kiểm thử mức đơn vị như sau:

  • Xác định mỗi đơn vị phần mềm có đang thực hiện theo đúng thiết kế ban đầu hay không.
  • Thông qua thử nghiệm sẽ giúp khắc phục những phát sinh do việc thay đổi hay bảo trì code.
  • Unit Testing giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và thể diện khi phát hiện ra lỗi.
Giai đoạn đầu tiên của kiểm thử phần mềm

Giai đoạn 2: Integration Testing – Kiểm thử tích hợp

Mỗi dự án phần mềm được hoàn thành bởi rất nhiều module do nhiều người code khác nhau. Integration Testing là cấp độ kiểm thử phần mềm tích hợp của các đơn vị riêng lẻ được kết hợp và thử nghiệm thành một nhóm thông qua việc tập trung vào kiểm tra truyền dữ liệu giữa các module.

Mục đích của giai đoạn kiểm thử Integration Testing đó là tìm và phát hiện lỗi khi tích hợp các module lại với nhau. Để tiến hành Integration Testing có 4 phương pháp tiếp cận bao gồm: big bang, top down, bottom up và sandwich/hybrid.

Giai đoạn 3: System Testing – Kiểm thử mức hệ thống

System Testing là giai đoạn thứ 3 của kiểm thử phần mềm cho phép phần mềm hoàn chỉnh và tích hợp được kiểm tra. System Testing tập trung nhiều hơn vào các chức năng của toàn bộ hệ thống. Kiểm thử hệ thống bao gồm kiểm thử chức thăng và kiểm thử phi chức thăng.

Mục đích của System Testing đó là kiểm tra thiết kế và toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp có tuân thủ những yêu cầu đã được định sẵn trước đó hay không. Do đó System Testing rất chú trọng các hành vi và lỗi xuất hiện trên hệ thống. Người thực hiện giai đoạn System Testing thường là kiểm thử viên hoàn toàn độc lập so với nhóm phát triển dự án.

Giai đoạn 4: Acceptance Testing – Kiểm thử chấp nhận

Acceptance Testing được thực hiện bởi khách hàng hoặc ủy quyền cho nhóm thứ ba nhằm kiểm tra hệ thống vừa xây dựng đã phù hợp với yêu cầu của khách hàng trước đó hay chưa. Mục đích của Acceptance Testing đó là xác nhận lại sự tin tưởng vào hệ thống, các đặc tính thuộc về chức năng hoặc phi chức năng của hệ thống. Có 2 loại kiểm thử chấp nhận đó là Alpha Testing và Beta Testing.

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về quy trình kiểm thử phần mềm. Có thể dễ dàng nhận ra các giai đoạn kiểm thử phần mềm đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bạn nên theo sát quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất.

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Nếu là độc giả thân thiết của Got It, ắt hẳn bạn đã biết đến đợt tuyển dụng lớn nhất năm của chúng mình – Code Your Impact 2023! Dù mới khởi động được 2 tuần nhưng Got It đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn ứng viên cho vị trí […]
Phương pháp đọc hiệu quả

Phương pháp đọc hiệu quả

Đọc sách là một hình thức tập thể dục cho não bộ, giống như việc chúng ta chơi thể thao hay chạy bộ vậy. Sau một quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và tinh thần thoải mái hơn. Bộ não được vận động thường xuyên sẽ […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Test Engineer

Chìa khoá ôn tập giúp bạn “công phá” vòng phỏng vấn QA Engineer tại Got It
Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Thay vì vội vàng đăng ký các chương trình học mất tiền, bạn hãy tham khảo ngay những tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí được Got It gợi ý dưới đây. Các ngôn ngữ được nhắc đến trong bài bao gồm HTML, CSS và JavaScript – chìa […]
5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

Sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ bạn đọc về chủ đề “bài tập lập trình Python”, Got It đã sưu tầm những bài tập Python thực sự giúp các bạn đang học ngôn ngữ này, hoặc những người đang làm việc liên quan đến nó, hiểu được cách mà Python hoạt động. Bài […]