Technical debt là gì? Hướng dẫn xử lý Technical debt

Technical debt được biết đến là một món nợ kỹ thuật mà đa số các lập trình viên đều đã , đang và sẽ gặp phải. Tuy nhiên không ít người chưa hiểu rõ Technical debt là gì và Technical debt có thật sự nghiêm trọng hay không khi nó là một “món nợ”. Bài viết sau sẽ lý giải toàn bộ thắc mắc của bạn. 

1. Technical debt là gì? 

Lập trình viên nào cũng từng đau đầu khi đối mặt với deadline. Mục đích của deadline là đảm bảo dự án phát triển đúng tiến độ, tăng sự kỷ luật khi làm việc. Tuy nhiên, không phải deadline nào cũng được hoàn thành đúng tiến độ. Vì rất nhiều lý do mà các lập trình viên phải sử dụng những “giải pháp tạm thời” để xử lý deadline. Tất nhiên đây không phải là cách tối ưu, những giải pháp tạm thời này có thể gây khó khăn cho việc bảo trì về sau. 

Technical debt là gì?

Vậy Technical debt là gì? Technical debt được hiểu là khoản nợ kỹ thuật xuất hiện do sử dụng những giải pháp tạm thời như vậy. Bên cạnh yếu tố deadline, nợ kỹ thuật cũng có thể xuất hiện do sự cẩu thả khi code của lập trình viên hoặc sự non kém trong kỹ năng xử lý tình huống khi code. Ban đầu, số nợ kỹ thuật còn rất ít. Tuy nhiên theo thời gian thì số nợ này trở nên chồng chất. Tình huống tệ nhất là người lập trình viên không thể trả nợ, gây nên những hậu quả về sau. Thậm chí nhiều chương trình còn không thể dùng được do sự xuất hiện dày đặc của Technical debt 

Lý do khiến Technical debt ngày càng nhiều

Một số lý do cụ thể khiến Technical debt càng ngày càng nhiều là: 

– Lập trình viên tái sử dụng code đã viết một cách dày đặc. Một số tình huống chỉnh sửa không đúng cách dẫn đến trùng lặp 

– Lạm dụng hàm if mỗi lần có requirement mới, khi mở rộng code liên tục có thể xảy ra tình trạng có quá nhiều if

– Không fix bug triệt để hoặc chỉ fix tạm phần ngọn

Technical debt là món nợ mà lập trình viên nào cũng có thể gặp phải. Nợ kỹ thuật tăng dần trong quá trình code, tuy nhiên không gây nguy hiểm quá nhiều trừ khi Technical debt chồng chất quá nhiều mà không được xử lý. 

2. Cách giải quyết Technical debt đơn giản nhất

Trả nợ khi nợ chưa trở nên quá lớn là điều bạn cần làm. Xử lý Technical debt kịp thời sẽ tránh những hậu quả khôn lường về sau. Tốt nhất bạn nên dọn code thường xuyên để đảm bảo không tồn đọng quá nhiều Technical debt. Dọn code thường bao gồm các công việc:

– Cải tiến code (refractor code): Lập trình viên cần cải tiến code, không nên để code xấu trong mã nguồn ứng dụng. 

– Viết lại code (rewrite code): Khi đã tiến hành cải tiến code mà tình hình vẫn không được cải thiện hãy viết lại code. Hãy xóa bỏ toàn bộ code cũ và bắt tay vào viết code mới. 

– Xóa đoạn code không dùng tới: Technical debt là món nợ rất khó tránh trong quá trình code. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế điều này bằng cách thường xuyên loại bỏ những đoạn code không dùng tới để tránh hiện tượng duplicate (nhân bản)

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về nợ kỹ thuật – Technical debt. Khi gặp nợ kĩ thuật, người lập trình viên không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn nhớ xử lý các món nợ kỹ thuật càng sớm càng tốt trước khi món nợ ấy lớn vượt ngoài tầm kiểm soát. Mong rằng qua những chia sẻ về Technical debt là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nợ kỹ thuật và trang bị phương pháp xử lý Technical debt hiệu quả. 

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 03, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Got It ra mắt MathGPT Platform cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toán học

Got It ra mắt MathGPT Platform cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toán học

Mục lụcGot It ra mắt MathGPT Platform cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toán họcMathGPT Platform được xây dựng dành cho nhóm đối tượng nào?Hành trình khai sinh ra MathGPT PlatformMục tiêu phía trước Got It ra mắt MathGPT Platform cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục toán học Chúng […]
Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Cơ hội có 1-0-2: Gặp gỡ AI expert hàng đầu thế giới, trở thành world-class engineers!

Nếu là độc giả thân thiết của Got It, ắt hẳn bạn đã biết đến đợt tuyển dụng lớn nhất năm của chúng mình – Code Your Impact 2023! Dù mới khởi động được 2 tuần nhưng Got It đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bạn ứng viên cho vị trí […]
Got It @ Sài Gòn: Bạn đã sẵn sàng về chung nhà cùng Got It?

Got It @ Sài Gòn: Bạn đã sẵn sàng về chung nhà cùng Got It?

Hai năm dịch bệnh là hai năm Got It chứng kiến những biến chuyển cực kỳ mạnh mẽ khi team chúng mình chuyển từ làm 100% tại văn phòng sang 100% làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách, đồng thời chào đón các Software Engineer gia nhập team từ xa. Đó cũng là […]
Developer là gì? Tất tần tật về developer bạn nên biết

Developer là gì? Tất tần tật về developer bạn nên biết

Sự phát triển chóng mặt của thời đại 4.0 đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn đối với lĩnh vực IT. Trong đó, Developer là trong những ngành nghề đang trong tình trạng “khát” ứng viên nhất. Vậy, developer là gì? Liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không? […]
Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Software Engineer ở Got It

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Software Engineer ở Got It

Bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn Software Engineer ở Got It nhưng chưa biết chuẩn bị gì? Bạn là sinh viên sắp ra trường và sắp sửa tham gia những cuộc phỏng vấn đầu tiên? Hay đơn giản là bạn muốn kiểm tra xem những gì mình vẫn chuẩn bị liệu có khớp với […]