Sprint Backlog được biết đến là một yếu tố quan trọng giúp nhóm Scrum có thể hiện thực hóa mục tiêu Sprint. Vậy Sprint Backlog là gì? Nó có vai trò như thế nào trong Scrum? Hãy cùng Got It tìm hiểu trong ngay bây giờ nhé!
Mục lục
Sprint Backlog là gì?
Sprint Backlog là công cụ quản lý công việc của nhóm phát triển (Development team) trong một Sprint. Mỗi Sprint Backlog sẽ bao gồm những Product Backlog Items được chọn cho Sprint và kế hoạch công việc nhóm phát triển phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của Sprint (Sprint Goal).
Về cơ bản, Sprint Backlog là một bảng công việc phân chia theo các câu chuyện của người dùng (User-stories) và các nhiệm vụ (Task) phải hoàn thành. Nhóm phát triển sẽ cập nhật Sprint Backlog trong suốt Sprint. Họ có thể bổ sung thêm công việc mới hoặc loại bỏ những việc không cần thiết khỏi Sprint Backlog.
Trong Sprint Backlog, công việc hay nhiệm vụ sẽ được cập nhật theo các trạng thái như: To Do (việc cần làm), In Progress (đang tiến hành), Done (đã hoàn thành). Khi một công việc đã “Done” thì giá trị ước lượng của công việc đó sẽ được cập nhật.
Việc cập nhật công việc trong Sprint Backlog sẽ chỉ do nhóm phát triển đảm nhiệm. Product Owner (chủ sản phẩm) hay Scrum Master (điều phối viên) đều không có quyền chỉnh sửa Sprint Backlog.
Vai trò của Sprint Backlog trong Scrum
Sau khi hiểu rõ Sprint Backlog là gì, chúng ta sẽ khám phá vai trò của nó trong Scrum. Sprint Backlog có vai trò rất quan trọng đối với Development Team nói riêng và Scrum Team nói chung. Dưới đây là một số lợi ích của Sprint Backlog trong Scrum.
Đối với Development Team
Việc phát triển một Sprint Backlog để bắt đầu mỗi Sprint rất có ý nghĩa đối với nhóm phát triển. Sprint Backlog mang lại cho nhóm phát triển 2 giá trị cơ bản sau:
- Cung cấp chi tiết tất cả các nhiệm vụ và công việc mà nhóm phát triển cần phải hoàn thành. Điều này giúp nhóm phát triển có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của Sprint.
- Giúp các thành viên trong nhóm có thể theo dõi tiến độ của Sprint.
Đối với Scrum Team
Đối với Scrum Team, Sprint Backlog đóng một vai trò rất lớn trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Xác định rõ những gì Scrum Team cần làm trong một dự án. Tất cả vai trò của các thành viên được xác định rõ ràng, giúp loại bỏ sự dư thừa, lãng phí thời gian và nguồn lực.
- Nhờ các bản cập nhật hàng của Sprint Backlog, Scrum Team có thể hiểu rõ hơn về thời gian họ hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, họ sẽ ước tính chính xác lượng công việc có thể đảm nhận trong các dự án khác.
- Mang lại cho nhóm cơ hội được tiếp cận những kiến thức mới khi làm việc với các mục như câu chuyện, bản sửa lỗi và các nhiệm vụ liên quan khác.
Một Sprint Backlog hoàn hảo bao gồm những gì?
Sprint Backlog không nên chỉ có các câu chuyện của người dùng được chọn cho sprint. Sprint Backlog giống như một kế hoạch tổng thể cho Sprint. Vì vậy, nó phải bao gồm các nhiệm vụ và cách để theo dõi tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đó.
Để quản lý công việc tốt nhất, Sprint Backlog nên gồm các nội dung sau:
- Câu chuyện của người dùng được chọn từ các Product Backlog
- Các nhiệm vụ được chia theo câu chuyện của người dùng
- Cấu trúc dạng bảng để ghi lại tiến trình thực hiện các nhiệm vụ đó
Sprint Backlog cần được tạo ra trước khi bắt đầu mỗi Sprint. Thông thường, Sprint Backlog có thể được tạo ra bằng phần mềm quản lý Scrum hoặc bảng tính. Khối lượng công việc tích lũy trong Sprint, có thể được hiển thị dưới dạng biểu đồ Sprint Burndown. Bằng cách theo dõi phần còn lại của công việc trong Sprint backlog, nhóm phát triển có thể quản lý tiến độ của nó.
Trên đây, Got It đã cung cấp cho các bạn một bức tranh tổng quan về Sprint Backlog. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Sprint Backlog là gì và vai trò của nó trong một Scrum. Sprint Backlog đơn giản chỉ là một bảng phân công các công việc cần thực hiện trong một Sprint. Sau khi hiểu Sprint Backlog là gì, các bạn hãy áp dụng nó để quản lý các công việc hàng ngày một cách hiệu quả nhé!