Software Engineering là gì? Có nên theo học Software Engineering?

Bạn muốn biết nhiều thông tin hơn về Software Engineering và đang phân vân có nên học chuyên ngành này hay không? Dưới đây là những thông tin bổ ích giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.

Software Engineering là gì?

Software Engineering (hay còn gọi là Kỹ thuật phần mềm) là một mảng của khoa học máy tính. Nó bao gồm xây dựng và phát triển phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống. Trong đó, phần mềm ứng dụng là các chương trình như trình duyệt web hay cơ sở dữ liệu. Ngược lại, phần mềm hệ thống là các tiện ích và hệ thống hoạt động.

Phần mềm được sử dụng mọi lúc mọi nơi. Từ những ứng dụng Tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint đến các trình duyệt Firefox, Safari, Chrome hay các ứng dụng Facebook, Google… đều là phần mềm.

Với sự phụ thuộc của con người vào công nghệ di động như hiện nay, các Startup tập trung vào kỹ thuật phần mềm xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng nghĩa rằng, nhu cầu nhân sự cho vị trí kỹ sư phần mềm cũng rất cao. Nếu có đủ trình độ và kỹ năng chuyên môn, một kỹ sư phần mềm sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập đáng mơ ước.

Software Engineering là một mảng của khoa học máy tính

Học Software Engineering làm gì?

Học kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển phần mềm trên máy tính. Các phần mềm này có thể là hệ điều hành, game, phần mềm trung gian, hệ thống điều khiển mạng hay các ứng dụng thanh toán trong kinh doanh…

Công việc thường ngày của một kỹ sư phần mềm là làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc Product Manager (PM) và dựa vào yêu cầu của họ để thiết kế, phát triển phần mềm máy tính. Nhưng để làm được điều này, ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, bạn cần có một vài kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và xử lý lỗi phần mềm…

Có nên học Software Engineering hay không?

Software Engineering là một ngành có kiến thức rất rộng, đòi hỏi người học phải liên tục cập nhật thông tin và cải tiến theo những xu hướng mới. Có rất nhiều lý do để bạn theo học kỹ thuật phần mềm:

Mức thu nhập đáng mơ ước

Software Engineering là một trong những ngành thiếu vắng nhân tài nhất của lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu có đủ năng lực, bạn sẽ được chiêu mộ bởi các công ty, tập đoàn lớn và nhận được mức lương đáng mơ ước mỗi tháng.

Nhiều cơ hội việc làm

Học Software Engineering, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều công ty khác nhau như:

  • Công ty thiết kế và phát triển website, ứng dụng hoặc game.
  • Bộ phận phát triển công nghệ thông tin của ngân hàng, doanh nghiệp, nhà máy hoặc trường học.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, quản lý và bảo trì phần mềm máy tính.
  • Làm việc trong các công ty hoặc tập đoàn chuyên xây dựng và phát triển phần mềm, hệ thống thông tin.
  • Tự xây dựng và phát triển các ứng dụng hoặc game trên di động.
Học Software Engineering mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bạn

Cơ hội khởi nghiệp nếu bạn có đủ trình độ và kiến thức

Nếu đã làm kỹ sư phần mềm được nhiều năm và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, bạn có nhiều lợi thế để bắt đầu khởi nghiệp dưới hình thức một công ty công nghệ nhỏ. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển theo xu hướng công nghệ 4.0 như hiện tại, bạn có thể nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

Tóm lại, học chuyên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ mang đến nhiều hứa hẹn trong tương lai cho các bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Software Engineering và các mảng công nghệ khác, hãy thường xuyên tham khảo thêm các bài viết trên trang blog của Got It nhé.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 04, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Tổng quan về Prompt Engineering

Tổng quan về Prompt Engineering

Tác giả: Công Anh (Software Engineer | Got It AI) Trong tech blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về Prompt Engineering cũng như một số kỹ thuật cơ bản giúp đầu ra của Large Language Models (LLMs) tối ưu nhất có thể! Mục lụcChatGPT là gì? Hoạt động như thế nào?Prompt […]
Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay  nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một chủ đề hấp dẫn trong ngành điện ảnh, mang đến cho khán giả những câu chuyện đầy cảm xúc và suy ngẫm về tương lai của con người và công nghệ. Dưới đây là danh sách Top 3 phim về trí tuệ nhân tạo không nên bỏ […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

Trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, GPT (Generative Pre-trained Transformer) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm quan trọng và đột phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá GPT là gì, cách nó hoạt động, và những ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại trong lĩnh vực công nghệ. […]
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]