Chương trình nguồn tốt không chỉ đòi hỏi thuật toán đúng, cấu trúc dữ liệu chuẩn mà còn cần phải có phong cách lập trình phù hợp từ người developer. Càng nghiên cứu và thực hiện những dự án phần mềm chuyên sâu, người lập trình càng phải có phong cách lập trình tỉ mỉ, thông minh mới có thể thành công.
1. Phong cách lập trình là gì?
Phong cách lập trình (Programming Style) được hiểu là tư tưởng xuyên suốt quá trình phát triển phần mềm của người lập trình viên. Họ sẽ viết lên những mã nguồn cho các chương trình máy tính. Programming Style được gọi là tốt khi người lập trình viên có thể viết mã tốt, dễ đọc. Không chỉ vậy, muốn thực thi chương trình thành công, người viết mã phải đảm bảo mã nguồn dễ đọc, dễ sửa, người lập trình khác cũng có thể hiểu.
Phong cách của người lập trình ảnh hưởng mật thiết đến sự dễ hiểu của chương trình gốc. Khi xây dựng và phát triển phần mềm, người lập trình phải đảm bảo chương trình dễ hiểu. Lý do là bởi các chương trình luôn cần nâng cấp và sửa đổi. Khi chương trình được đơn giản hóa, việc bảo trì sẽ đỡ mất nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí hơn.
Phong cách viết mã chương trình tốt là phong cách có thể khắc phục được những nhược điểm của ngôn ngữ lập trình khác. Ở những dự án nhỏ, phong cách của người lập trình thường không được quan tâm. Tuy nhiên khi thực hiện những dự án quy mô lớn và có độ phức tạp cao, muốn phát triển chương trình nhanh và thành công đòi hỏi người lập trình phải có phong cách và kỹ thuật lập trình tốt.
Khi xây dựng Programming Style, các lập trình viên nên cố gắng tạo sự dễ hiểu. Chương trình viết ra phải dễ đọc, khi lập trình viên khác nhìn vào cũng có thể hiểu mới là một chương trình có tính khả thi cao, giúp tiết kiệm chi phí khi cần bảo trì và nâng cấp.
2. Một số kỹ thuật phong cách lập trình đơn giản
Để viết lên những chương trình dễ đọc dễ hiểu, lập trình viên phải trang bị những kiến thức cơ bản về phong cách cũng như kỹ thuật lập trình. Một số kỹ thuật và phong cách đơn giản phải kể đến là:
– Cách đặt tên cho biến hàm: Ưu tiên đặt tên thể hiện bao quát ý nghĩa. Tên phải ngắn gọn và giàu tính mô tả và có thể phát âm được. Có như vậy developer mới dễ dàng debug. Đây là khâu cơ bản nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
– Phong cách viết mã nguồn: Nên dùng kích thước chung là 4 và 8, giúp chương trình có bố cục hợp lý, dễ theo dõi. Bạn có thể tham khảo các phong cách khác từ những người có kinh nghiệm để rút ra cách viết mã nguồn chuẩn.
– Viết câu lệnh: Ưu tiên câu lệnh có mô tả cấu trúc. Cố gắng làm đơn giản hóa các lệnh, hạn chế các cấu trúc phức tạp. Như vậy, việc sửa lại lệnh khi cần sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
– Hàm biến và cục bộ: Nên chia nhỏ chương trình thành các hàm. Khi viết hàm không nên viết quá dài.
– Khâu xử lý lỗi: Phải có tính nhất quán trong cách xử lý lỗi, thống nhất cách phân loại lỗi và định dạng thông báo.
Như vậy, việc xây dựng Programming Style tốt vô cùng quan trọng đối với việc phát triển các chương trình phần mềm.
Trên đây là những chia sẻ của Got It về Programming Style. Hy vọng thông qua bài viết này, các lập trình viên có thể hình thành phong cách lập trình phù hợp với xu thế phát triển chung.