Sửa bug là một trong những công việc bắt buộc mà lập trình viên phải thực hiện. Fix bug có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức tùy thuộc vào từng loại bug. Nhiều lập trình viên tỏ ra ngao ngán mỗi khi gặp bug. Thế nhưng fix bug có thể mang lại những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết.
Fix bug là gì?
Bug chính là những lỗi phần mềm trong chương trình hoặc hệ thống máy tính. Bug khiến cho kết quả không còn chính xác, ảnh hưởng đến hoạt động chung. Debug là thuật ngữ chỉ quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi (error) của chương trình trước khi được launching.
Fix bug là công việc sửa lỗi sau khi debug. Kỹ năng debug và kỹ năng fix bug có tầm quan trọng như nhau. Một người lập trình viên giỏi và tài năng là người có thể debug và fix bug tốt, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị sử dụng.
Theo thống kế thì thời gian mà các lập trình viên dùng để fix bug nhiều hơn thời gian viết code cho chương trình mới. Vậy nên, hoàn toàn có thể khẳng định fix bug là công việc quan trọng và cần sự tỉ mỉ.
Những loại bug thường gặp
Gặp bug và có thể sửa lỗi bug không đơn thuần chỉ là công việc phải làm mà còn là cơ hội cho lập trình viên sáng tạo, khai phá năng lực của bản thân. Từ đây có thể nghiên cứu và phát triển bản thân hơn nữa trong tương lai. Hiện nay, có rất nhiều loại bug khác nhau ứng với những cách fix và xử lý khác nhau. Một số loại bug thường gặp phải kể đến là: Bug tí hon, Bug khủng, Bug không tồn tại, Bug bất ngờ và Bug ẩn thân.
Những sản phẩm càng có yêu cầu cao cùng quy trình thực hiện phức tạp thì càng có khả năng xuất hiện bug. Trong quá trình design và coding có thể vô tình gây ra bug.
Ngoài ra, bug có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác như: quy trình kiểm thử không cẩn thận, logic design rời rạc, code kém, build version không được kiểm soát cẩn thận,… Dù là bất cứ lý do gì thì việc sửa bug cũng tốn khá nhiều thời gian của các lập trình viên.
Lợi ích của việc gặp bug và fix bug
Gặp bug không hề “đen” như bạn vẫn tưởng tượng. Thực tế thì fix lỗi bug có thể mang lại cho bạn những bài học kinh nghiệm quý báu nếu biết tận dụng cơ hội học hỏi. Một vài lợi ích khi gặp bug phải nhắc đến là:
– Tăng kiến thức lập trình: Khi dành thời gian để sửa bug, các lập trình viên có thể trau dồi thêm rất nhiều kiến thức mới chưa từng được học trước đó. Với mỗi lỗi bug khác nhau sẽ có những bài học kinh nghiệm khác nhau. Sửa lỗi bug vừa là cơ hội ôn lại kiến thức cũ vừa là lúc thực hành sau những lý thuyết khô khan.
– Code dễ debug hơn: Khi tự sửa bug, bạn có thể biết cách viết code dễ debug hơn. Tìm ra bug và sửa bug sẽ giúp bạn tăng kinh nghiệm, dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh
– Tạo niềm vui cho cả khách hàng và người lập trình: Khi về tay những bug đã được fix lỗi cẩn thận chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và đánh giá tốt về dịch vụ của bạn. Tương tự như vậy, người lập trình sẽ hài lòng với thành quả mình tạo ra.
Đó là những chia sẻ về lỗi bug và lý do tại sao cần phải sửa bug. Hy vọng rằng thông qua những thông tin trên, bạn có thể nắm được những thông tin chi tiết về bug và cách fix bug hiệu quả nhất.