Software engineer – kỹ sư phần mềm, là vị trí công việc vô cùng hấp dẫn mà rất nhiều ITer nhắm tới. Bởi so với coder, developer và programmer thì software engineer có xếp hạng thứ bậc cao hơn cả do sự khác biệt về trách nhiệm và yêu cầu đối với người đảm nhận. Cùng tìm hiểu về kỹ sư phần mềm và những kiến thức mà bạn cần trang bị để theo đuổi nghề này.
Mục lục
Software engineer là nghề gì?
Những trang web mà bạn đang truy cập trên mạng Internet hiện nay chính là thành tựu lao động của các kỹ sư phần mềm. Software engineer là những chuyên gia về khoa học máy tính, nhưng thay vì tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào lý thuyết, họ vận dụng các thuật toán và ngôn ngữ lập trình để xây dựng các sản phẩm phần mềm, phát triển game và vận hành hệ thống điều khiển kết nối để phục vụ cho cuộc sống con người.
Với sự phát triển của các thiết bị di động thông minh, dự báo cơ hội việc làm của nghề kỹ sư phần mềm trong tương lai là vô cùng hấp dẫn. Cánh cửa bước chân vào những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Facebook hay Twitter luôn rộng mở để sẵn sàng đón nhận những nhân lực có tài năng trong lĩnh vực này vào làm việc.
Nhiệm vụ của một software engineer
Software engineer được chia làm 2 loại: applications software developer (phát triển phần mềm ứng dụng) và systems software developer (phát triển phần mềm hệ thống).
Kỹ sư phát triển phần mềm ứng dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ:
- Thiết kế các phần mềm tương tác với người dùng cuối
- Phát triển các ứng dụng trên nền tảng iOS, Android, Windows, Linux,…
- Thực hiện phân tích kỳ vọng của người dùng với phần mềm
- Cải tiến và cập nhật phần mềm định kỳ
Kỹ sư phát triển phần mềm hệ thống sẽ thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng hệ thống và mạng lưới điều hành cho các phần mềm tương tác với người dùng
- Chịu trách nhiệm xử lý nhu cầu về cả phần cứng và phần mềm
- Tích hợp các sản phẩm phần mềm khác nhau trên cùng một nền tảng
- Thiết kế và thực thi các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin
- Lưu trữ các tài liệu về công nghệ thông tin và cập nhật công nghệ mới.
Những kiến thức software engineer cần học
Để trở thành một software engineer chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình đào tạo dài với rất nhiều mảng kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, có 4 mảng chính mà bạn cần tập trung nghiên cứu khi theo đuổi công việc này.
Ngôn ngữ lập trình (Programming language)
Trước hết, bạn cần nắm rõ và thành thạo ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình. Chọn cho mình một ngôn ngữ mà bạn cảm thấy thích thú và dễ học nhất, tìm hiểu kỹ lưỡng về nó và luyện tập cách thức sử dụng trong thực tế. Khi đã vững tay với ngôn ngữ lập trình đó, bạn có thể học thêm những loại ngôn ngữ khác.
Một vài ngôn ngữ lập trình mà bạn có thể tham khảo: Rust, Python, TypeScript, Kotlin,…
Yêu cầu phần mềm (Software Requirements)
Software Requirements là tập hợp của những tài liệu mô tả, đánh giá yêu cầu của người dùng với các sản phẩm phần mềm. Việc sử dụng các bản requirement sẽ giúp đội ngũ phát triển xây dựng các phần mềm có đủ các chức năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số tài liệu thuộc mảng kiến thức này mà bạn nên tìm hiểu: System Requirement Specifications, Requirements Classification, Formal Analysis,…
Thiết kế phần mềm (Software Design)
Để hiện thực hóa các ý tưởng và yêu cầu về phần mềm trong các bản requirement, tạo thành một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh, bạn cần học cách xác định kiến trúc, thành phần, giao diện và các yếu tố liên quan.
Hãy tìm hiểu về các chủ đề như: Architectural Styles, Distribution of Components, Architectural Structures and Viewpoints, Security,…
Xây dựng phần mềm (Software Constructions)
Sau khi đã xác định được yêu cầu và kiến trúc phần mềm, bạn sẽ học cách xây dựng các phần mềm dựa trên code, testing, debug và launch sản phẩm. Trong đó, code là giai đoạn mà bạn cần chú ý hơn cả. Bạn sẽ cần biết cách để tạo ra những dòng code sạch, gọn gàng và hiệu quả, điều này sẽ giúp việc tạo lập phần mềm trở nên đơn giản hơn.
Một số kiến thức trong mảng này mà bạn nên tham khảo: Construction Methods for Distributed Software, Middleware, Concurrency,…
Khi đã tích lũy cho mình những kiến thức quan trọng và cần thiết, bạn có thể tự tin tìm cho mình môi trường làm việc lý tưởng với mức lương hấp dẫn như mong muốn. Mặc dù con đường trở thành một software engineer không hề dễ đi, nhưng chỉ cần có đam mê và sự kiên trì, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được vị trí cao trong công việc này.
Nguồn tham khảo:
https://www.fullstackacademy.com/blog/what-do-software-engineers-do