Kiến thức AngularJS toàn tập bạn không nên bỏ lỡ

AngularJS là một Framework JavaScript mà các Developer sử dụng để tạo các ứng dụng Single Page Web. Kiến thức về AngularJS toàn tập sẽ giúp bạn có thể xây dựng các ứng dụng với tính năng hấp dẫn. Ngay sau đây, Got It sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AngularJS là gì và những đặc trưng, tính năng cơ bản của AngularJS.

AngularJS là gì?

AngularJS là một mã nguồn mở miễn phí dành cho lĩnh vực thiết kế web. Bạn có thể hiểu AngularJS là một Framework có cấu trúc dành riêng cho các ứng dụng web động. Nhờ có AngularJS, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ HTML và mở rộng cú pháp HTML nhằm diễn đạt các thành phần ứng dụng một cách rõ ràng, chính xác nhất.

AngularJS là gì?

Hai tính năng cốt lõi của AngularJS bao gồm Data Binding và Dependency Injection. Để học được AngularJS, bạn cần nắm những kiến thức cơ bản về JavaScript, Object, String,… Ngoài ra bạn cần học thêm các kỹ thuật DHTML, AJAX để có thể sử dụng API lấy Data. Biết và hiểu những kiến thức cơ bản trong JavaScript trước khi học AngularJS sẽ giúp bạn biết khi nào nên sử dụng Framework và nhanh chóng trở thành một lập trình viên linh hoạt và giỏi giang.

AngularJS toàn tập: Đặc trưng, tính năng cơ bản và ưu nhược điểm

Đặc trưng của AngularJS

Đặc trưng của AngularJS bao gồm:

  • AngularJS được sử dụng để phát triển dựa trên JavaScript.
  • Có khả năng tạo các ứng dụng Client-side dựa trên mô hình MVC.
  • AngularJS sở hữu khả năng tương thích cao nên có thể tự động xử lý các mã JavaScript sao cho phù hợp với từng trình duyệt nhất.
  • AngularJS là mã nguồn mở và miễn phí nên được sử dụng rộng rãi.
Đặc trưng của AngularJS

Một số tính năng cơ bản của AngularJS

AngularJS là đối tác lý tưởng của bất kỳ công nghệ Server nào. Có thể kể tới những tính năng cơ bản của AngularJS bao gồm:

  • Scope: có nhiệm vụ giao tiếp giữa Controller và View.
  • Controller: xử lý dữ liệu cho $Scope.
  • Data Binding: tự động đồng bộ dữ liệu giữa View và Model.
  • Service: cung cấp các phương thức lưu trữ dữ liệu có sẵn.
  • Filter: lọc các tập con từ tập item trong các mảng.
  • Directive: tạo các thẻ HTML.
  • Routing: chuyển đổi qua lại giữa các View và Action trong Controller.
  • MVC & MVVM: mô hình thiết kế để phân chia các ứng dụng thành các phần gắn với nhiệm vụ khác nhau.
  • Deep Link: Liên kết sâu cho phép bạn mã hóa trạng thái của ứng dụng trong các URL để có thể Bookmark với công cụ tìm kiếm.
  • Dependency Injection: hỗ trợ bạn tạo ra các ứng dụng dễ phát triển và kiểm tra.

Ưu điểm của AngularJS

AngularJS được đánh giá là giải pháp hoàn hảo dành cho các Single Page Application giúp làm việc dễ dàng, hiệu quả hơn. Code Front-end cũng rất thân thiện và dễ dàng Unit Test. Bạn cũng có thể tái sử dụng Component dễ dàng, hỗ trợ lập trình viên viết code ít hơn nhưng có nhiều chức năng hơn. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà sử dụng AngularJS còn giúp bạn dễ dàng sửa lỗi các ứng dụng của mình.

Kiến trúc của AngularJS là sự ràng buộc dữ liệu hai chiều giữa JavaScript và HTML. Do đó, code của cả hai sẽ được đồng bộ hóa và giúp Framework tiết kiệm được kha khá thời gian cho các Developer. Đặc biệt, AngularJs có thể chạy trên nhiều loại trình duyệt khác nhau như PC lẫn Mobile.

AngularJS rất hữu ích đối với lập trình viên

Nhược điểm của AngularJS

Mặc dù AngularJS mang rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của AngularJS là không an toàn. Để nâng cao tính bảo mật thì bạn cần phải sử dụng thêm các tính năng bảo mật và xác thực từ phía server. Nếu bạn vô hiệu hóa JavaScript thì AngularJS sẽ ngừng hoạt động, khi đó bạn chỉ nhìn được trang cơ bản và không thấy gì khác.

AngularJs là một Framework JavaScript mà các Developer sử dụng để tạo các ứng dụng Single Page Web. Với kiến trúc Model – View – Controller, bạn sẽ không tự viết cùng một code cho các file HTML và JavaScript khi có Angularjs. Nắm được kiến thức AngularJs toàn tập sẽ giúp các Developer dễ dàng tiếp cận với các Framework độc đáo khác.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 03, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Tổng quan về Prompt Engineering

Tổng quan về Prompt Engineering

Tác giả: Công Anh (Software Engineer | Got It AI) Trong tech blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về Prompt Engineering cũng như một số kỹ thuật cơ bản giúp đầu ra của Large Language Models (LLMs) tối ưu nhất có thể! Mục lụcChatGPT là gì? Hoạt động như thế nào?Prompt […]
Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay  nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một chủ đề hấp dẫn trong ngành điện ảnh, mang đến cho khán giả những câu chuyện đầy cảm xúc và suy ngẫm về tương lai của con người và công nghệ. Dưới đây là danh sách Top 3 phim về trí tuệ nhân tạo không nên bỏ […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

Trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, GPT (Generative Pre-trained Transformer) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm quan trọng và đột phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá GPT là gì, cách nó hoạt động, và những ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại trong lĩnh vực công nghệ. […]
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]