JavaScript là ngôn ngữ lập trình được ứng dụng rất nhiều trong việc tạo ra những trang web tương tác hiện nay. Nhưng JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch, nó có nguồn gốc và phát triển ra sao thì không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại ngôn ngữ này qua những thông tin sau.
Mục lục
1. Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ thông dịch và ngôn ngữ biên dịch
Trong lập trình, có hai thuật ngữ thường được nhắc đến là ngôn ngữ thông dịch và biên dịch. Cùng xem đặc điểm cụ thể của hai ngôn ngữ này là gì nhé.
1.1. Ngôn ngữ thông dịch
Một ngôn ngữ lập trình được gọi là “ngôn ngữ thông dịch” khi chạy một chương trình được viết ra, ngôn ngữ sẽ được dịch trực tiếp thành các mã máy để máy tính thực thi chúng. Ngôn ngữ thông dịch được đánh giá là có thể hỗ trợ đa nền tảng. Nó thường được thực thi với các chương trình kích thước nhỏ và dễ thực hiện do bỏ qua việc kiểm tra lỗi và tối ưu code.
1.2. Ngôn ngữ biên dịch
Hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dịch, các ngôn ngữ biên dịch sẽ phải qua một bước biên dịch để chuyển đổi ngôn ngữ lập trình thành mã máy chứ không chạy trực tiếp thành mã máy. Trình biên dịch sau khi chuyển đổi thành mã máy thì kết quả được lưu vào ổ đĩa cứng và có thể được thực thi ở lần chạy sau. Ngôn ngữ biên dịch có độ tin cậy khá cao và các chương trình sau cũng được tối ưu chạy nhanh hơn rất nhiều.
2. JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch?
Vậy JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch? JavaScript do Brendan Eich tạo ra vào những năm 1995 nhằm xây dựng một ngôn ngữ chạy trên trình duyệt tốt nhất vào thời điểm đó, thực hiện từng câu lệnh mà không cần phải biên dịch. JavaScript được tạo ra có thể chạy trực tiếp với các câu lệnh HTML hay thậm chí ngay trên web page. Một đoạn Script cũng có thể sử dụng cho nhiều nơi khác nhau.
Sau một thời gian phát triển thì độ ứng dụng của JavaScript vào lập trình ngày càng rộng rãi và hiệu suất của ngôn ngữ này cũng ngày càng được cải tiến để đáp ứng cho nhu cầu ngày một cao hơn. JavaScript được chuyển trực tiếp thành các mã máy trước khi được thực thi và những dòng code JavaScript hiện nay của chúng ta chạy cực kỳ nhanh. Ngôn ngữ này hiện nay đáp ứng được mọi yêu cầu của người dùng và chúng ta gần như là đang sống trong kỷ nguyên của ngôn ngữ JavaScript.
3. Kết luận
Vậy có thể thấy, JavaScript khởi đầu là một ngôn ngữ thông dịch, nhưng do yêu cầu của người dùng ngày một nâng cao mà nó dần được cải tiến thành ngôn ngữ biên dịch. Và hiện nay, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà có thể linh động sử dụng loại ngôn ngữ này là thông dịch hay biên dịch. Kết luận lại thì JavaScript vừa là ngôn ngữ thông dịch và cũng là ngôn ngữ biên dịch.
Chắc chắn qua những chia sẻ trên bây giờ bạn đã biết JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch rồi phải không? Với tầm quan trọng của nó thì thật khó có thể tưởng được internet sẽ như thế nào nếu không có ngôn ngữ này.