Để xây dựng một ứng dụng, lập trình viên cần rất nhiều công cụ hỗ trợ. JavaScript framework là một trong số những công cụ tiêu biểu. Vậy JavaScript framework là gì? Có những JavaScript framework phổ biến nào? Cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. JavaScript framework là gì?
Rất nhiều tân sinh viên IT thắc mắc JavaScript framework là gì. Thực chất đó là các đoạn code được viết sẵn bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, tạo nên một bộ khung có sẵn. Nó chứa các trình biên dịch, diễn dịch, các thư viện,… Những dòng code được viết sẵn trong framework có thể được sử dụng cho các tính năng hoặc các tác vụ lập trình thông thường.
Lợi ích của việc sử dụng JavaScript framework là tăng hiệu quả tổng thể. JavaScript framework mang tới cho dự án của bạn một cấu trúc chi tiết hơn, sẵn sàng cung cấp các giải pháp lập trình phổ biến.
2. Top 4 JavaScript framework là gì?
2.1. Vue
Đây là một JavaScript framework mới được phát hành năm 2014 nhưng được sử dụng rất phổ biến. Năm 2017, xếp hạng sao của Vue (người dùng “thích”) trên GitHub đạt 40.000 (tăng từ 26.000 vào năm 2016), vươn lên vị trí số một.
Các tính năng nổi bật của Vue bao gồm: các biểu đồ học tập (giúp những lập trình viên JavaScript mới có thể truy cập được), cú pháp dự trên ngôn ngữ HTML cho phép người dùng viết ở định dạng HTML chuẩn (thay vì yêu cầu người dùng học một ngôn ngữ riêng), cùng nhiều tính năng khác để ứng dụng vào dự án lập trình của bạn.
2.2. React
Khi đề cập tới JavaScript framework là gì, không thể không nhắc tới React, React như một thư viện JavaScript đình đám mà hầu hết các nhà phát triển chuyên nghiệp đều biết tới. Nó được ra mắt như một công cụ JavaScript mã nguồn mở vào năm 2013. React cũng được coi là một JavaScript framework đứng đầu bảng xếp hạng trong nhiều năm. Mục đích của React là xây dựng giao diện người dùng. Ưu điểm của React là tốc độ phản hồi nhanh. React sử dụng virtual DOM để tối ưu hóa trang tốt hơn.
Thành phần của công cụ này được phát triển bởi Facebook. React cũng là một JavaScript framework dễ sử dụng và thân thiện với SEO. Bởi nó cho phép bạn tạo giao diện người dùng có thể truy cập được trên nhiều nền tảng tìm kiếm khác nhau.
2.3. Angular
Đây là một JavaScript framework dùng để viết giao diện web. Công cụ này được phát triển bởi Google. Nếu không có Angular thì các nhà phát triển web mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện một giao diện web. Ưu điểm của ứng dụng này là chạy trên browser mà khi sử dụng không bắt buộc phải tại lại trang. Ngoài ra, Angular dễ đọc, dễ bảo trì.
2.4. Backbone.js
Backbone.js là một JavaScript framework dễ sử dụng, được nhiều nhà phát triển web tin dùng khi phát triển các ứng dụng trang đơn. Muốn sử dụng hiệu quả Backbone, bạn cần dùng thêm các công cụ hỗ trợ như: Chaplin, Marionette, Thorax, Handlebar hoặc Mustache. Công cụ này là lựa chọn phổ biến của các lập trình front-end và cả back-end.
Trên đây là những thông tin chi tiết về JavaScript framework. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ bản chất JavaScript framework là gì và tận dụng được tất cả những lợi ích mà công cụ này mang lại trong khi lập trình. Đừng quên liên tục cập nhật những JavaScript framework hữu ích khác nữa nhé.