Bạn là lập trình viên và có thói quen tìm kiếm các trang web có giao diện hấp dẫn để tra cứu ngôn ngữ web? Các cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì trong bài viết dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.
Mục lục
Ngôn ngữ lập trình website phổ biến
- PHP: Đây là ngôn ngữ lập trình được nhiều Developer sử dụng và nó hoạt động rất mạnh mẽ. PHP có thể phát triển các mã nguồn mở như Joomla, Magento hoặc WordPress. Loại ngôn ngữ này có cộng đồng sử dụng rất lớn và chi phí thiết kế web PHP cũng phải chăng. Tuy nhiên, vì có mã nguồn mở nên tính bảo mật của ngôn ngữ này không cao. Các lập trình viên phải phát triển một một vài tính năng bảo mật để đảm bảo website hoạt động tốt nhất.
- HTML: Ngôn ngữ lập trình này được sử dụng để thiết kế web dạng tĩnh và được code thủ công. Thế nên, để xây dựng web với HTML, các lập trình viên phải mất rất nhiều thời gian. Và thông thường, HTML sẽ kết hợp với các ngôn ngữ khác như PHP, Java hay CSS để xây dựng một website hoàn chỉnh.
- JavaScript: Ngôn ngữ này thường được sử dụng để lập trình hướng đối tượng. Nó chạy trong trình duyệt web, trên máy khách với các câu lệnh đơn giản, không cần biên dịch. JavaScript được sử dụng trên hàng loạt website để cải thiện thiết kế, phát hiện trình duyệt và xác thực hình thức.
- ASP.NET: Dạng ngôn ngữ này có khả năng tùy biến và bảo mật cao với cộng đồng sử dụng cũng đông đảo. Các website được thiết kế bằng ASP.NET thường có chi phí cao hơn PHP.
Hướng dẫn cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì
Dân IT, đặc biệt là các lập trình viên thường có thói quen tìm hiểu một website nào đó được thiết kế bằng ngôn ngữ gì. Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng một trong những cách dưới đây. Tuy nhiên, để thực hiện những thao tác kiểm tra này, bạn phải có kiến thức nền tảng về xây dựng và phát triển web.
Sử dụng trang mạng online
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng trang web builwith.com để kiểm tra ngôn ngữ lập trình. Cách thực hiện:
- Vào website http://builtwith.com.
- Trong mục “Find out what websites are Built With”, điền vào tên web bạn muốn kiểm tra.
- Nhấn chọn nút “Lookup”.
- Sau khi hoàn thành các bước, thông tin về website bạn vừa điền sẽ được hiển thị.
Kiểm tra bằng đường dẫn
Một số đường link website sẽ chứa đuôi của nền tảng thiết kế. Ví dụ” với tên miền có đuôi “.wordpress”, đây là website được lập trình bằng ngôn ngữ PHP trên nền tảng WordPress.
Xem giao diện tổng quan
Mỗi nền tảng được sử dụng để thiết kế web sẽ có một vài điểm khác biệt ở cấu trúc và giao diện. Nếu là một lập trình viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể xem tổng quan giao diện, bố cục trình bày của website để xác định ngôn ngữ thiết kế.
Cài tiện ích Addon Extension cho trình duyệt
Cách nhanh nhất để bạn kiểm tra ngôn ngữ của một trang web là cài đặt các tiện ích Addon Extension, ví dụ như Wappalyzer. Tiện ích này có thể được sử dụng trên cả Cốc Cốc và Chrome. Wappalyzer sẽ cho bạn biết một website thuộc nền tảng nào.
Để kiểm tra ngôn ngữ lập trình của website, đây là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang đến hiệu quả với các website có footer mặc định. Bạn chỉ cần xem dưới footer có xuất hiện thông tin về mã nguồn của web hay không.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích để kiểm tra ngôn ngữ của website. Ngoài các cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì trong bài viết trên, hãy để lại bình luận nếu bạn biết cách làm nào hiệu quả hơn nhé.