Những điều phải biết về Design Pattern

Khái niệm Design Pattern được cho là khởi đầu từ cuốn sách “Design Patterns – Elements of Reusable Object-Oriented Software” được xuất bản năm 1994 bởi 4 tác giả Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson và John Vlissides. Vậy Design Pattern là gì? Có bao nhiêu loại và Design Pattern quan trọng với thiết kế phần mềm như thế nào? Hãy cùng Got It Vietnam tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Định nghĩa Design Pattern

Design Pattern (mẫu thiết kế) là các mẫu giải pháp chung cho những vấn đề phổ biến trong lập trình. Tuy bạn có thể tìm kiếm cách giải quyết vấn đề riêng của mình, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để có thể tối ưu giải pháp đó. Do đó, các mẫu thiết kế sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này một cách tối ưu nhất có thể, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân.

Design Pattern là một kỹ thuật phổ biến trong lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming), tuy nhiên đây không phải là một ngôn ngữ lập trình. Nó giống như một template sẵn cho các bạn hơn, và có thể được sử dụng trong gần như mọi ngôn ngữ lập trình, từ Javascript đến C#, v.v..

Design Pattern là gì?

Tại sao phải học Design Pattern?

Giúp dự án dễ bảo trì, nâng cấp và phát triển

Nhiều người hiểu nhầm rằng phát triển một phần mềm hoặc website thì chỉ cần ngồi code là xong. Tuy nhiên, họ không chú ý tới những sự thay đổi từ phía đầu vào. Khi requirements thay đổi thì đương nhiên các dòng code hay các bộ phận của phần mềm cũng phải thay đổi theo. Điều này vô tình làm phát sinh một số lỗi nhất định. Nếu tự ngồi chữa tất cả các lỗi này thì sẽ rất mất thời gian, do đó nhiều kỹ sư IT lựa chọn sử dụng các mẫu thiết kế để tập trung làm những phần việc khác.

Ngoài ra, nếu bạn tiếp nhận một dự án đang dở dang từ team cũ, nhiều khả năng các code cũ và mới sẽ xung đột do hai bên không hiểu ý nhau và sinh ra bugs. Lúc này, áp dụng Design Pattern sẽ là một lựa chọn khôn ngoan.

Giúp bạn lập trình hướng đối tượng tốt hơn

Có 4 nền tảng của lập trình hướng đối tượng mà các lập trình viên cần phải biết: tính trừu tượng, tính kế thừa, tính đa hình và tính đóng gói. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc ứng dụng những nền tảng này thường xuyên có thể sẽ làm lặp code và xuất hiện lỗi.

Do đó, việc học Design Pattern có thể giúp bạn ứng dụng tốt hơn vào trong lập trình hướng đối tượng chứ không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng những nền tảng chính. Những kiến thức kỹ thuật này mang lại đem tới có thể giúp bạn kiến trúc và thiết kế đối tượng tốt hơn trong OOP.

Giúp team bạn làm việc dễ dàng hơn

Việc sử dụng Design Pattern giúp cho các lập trình viên có thể hiểu code của người khác một cách nhanh chóng và các thành viên trong team có thể dễ dàng trao đổi với nhau để cùng xây dựng dự án mà không tốn nhiều thời gian.

Cần kỹ năng gì để học Design Pattern?

Vậy một kỹ sư cần những yếu tố hay kỹ năng gì để có thể học cách sử dụng Design Pattern?

Đầu tiên, Design Pattern không dành cho những kỹ sư chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi dù những mẫu thiết kế thường được dùng để tối ưu hoá kết quả công việc, những kỹ sư chưa có nhiều kinh nghiệm có thể sẽ không biết tình huống hợp lý để ứng dụng những mẫu thiết kế này.

Thứ hai, bạn cần phải có kiến thức về lập trình hướng đối tượng, đặc biệt bạn phải hiểu kiến thức về interface và abstract. Bạn cũng cần phải tư duy theo lập trình hướng đối tượng và bỏ qua tư duy lõi cấu trúc.

Design Pattern giúp đơn giản hoá quá trình sửa lỗi.

Một vài nhược điểm của Design Pattern

Tuy rất hữu ích với các kỹ sư công nghệ, tuy nhiên Design Pattern vẫn nhận một vài chỉ trích nhất định, chủ yếu bởi vì đây là một lĩnh vực khó nhằn và hơi trừu tượng. Sẽ rất dễ dàng nếu bạn code từ đầu và ứng dụng các mẫu thiết kế vào sản phẩm, tuy nhiên với các code cũ thì sẽ rất khó khăn.

Hơn nữa, Design Pattern có thể sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của sản phẩm, ví dụ như các code có thể sẽ chạy chậm. Do đó, hãy nắm chắc bạn hiểu toàn bộ về mã nguồn trước khi bắt đầu sử dụng các mẫu thiết kế.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để có thể tự mình trả lời câu hỏi Design Pattern là gì, cũng như cách sử dụng các mẫu thiết kế như thế nào cho hợp lý.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 06, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Tổng quan về Prompt Engineering

Tổng quan về Prompt Engineering

Tác giả: Công Anh (Software Engineer | Got It AI) Trong tech blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về Prompt Engineering cũng như một số kỹ thuật cơ bản giúp đầu ra của Large Language Models (LLMs) tối ưu nhất có thể! Mục lụcChatGPT là gì? Hoạt động như thế nào?Prompt […]
Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay  nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một chủ đề hấp dẫn trong ngành điện ảnh, mang đến cho khán giả những câu chuyện đầy cảm xúc và suy ngẫm về tương lai của con người và công nghệ. Dưới đây là danh sách Top 3 phim về trí tuệ nhân tạo không nên bỏ […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

Trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, GPT (Generative Pre-trained Transformer) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm quan trọng và đột phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá GPT là gì, cách nó hoạt động, và những ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại trong lĩnh vực công nghệ. […]
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]