Nếu bạn mới ra trường và chưa biết cách trình bày một Cover Letter đúng chuẩn, hãy tham khảo Cover Letter mẫu cho sinh viên mới ra trường dưới đây nhé!
Mục lục
Cover letter là gì?
Cover Letter là một cách gọi khác của một đơn/thư xin việc. Trong Cover Letter, ứng viên sẽ trình bày nguyện vọng, kinh nghiệm của mình đối với vị trí ứng tuyển. Mục đích cuối cùng của Cover Letter là chinh phục nhà tuyển dụng.
Ứng viên có thể trình bày Cover Letter theo hình thức viết tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo các Cover Letter mẫu. Đó là ngắn gọn, sạch sẽ, dễ nhìn và đầy đủ nội dung. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc Cover Letter trước khi xem CV. Vì thế các bạn sinh viên mới ra trường cần đầu tư thời gian thiết kế Cover Letter riêng cho mình.
Cover Letter mẫu cho sinh viên mới ra trường
Cover Letter mẫu cho sinh viên mới ra trường thường gồm 3 nội dung chính sau:
1. Trình bày thông tin cá nhân
Mở đầu Cover Letter, ứng viên cần trình bày thông tin cá nhân theo trình tự dưới đây:
- Kính gửi: Nếu bạn biết rõ người tuyển dụng thì ghi tên của họ. Nếu không biết cá nhân cụ thể, bạn viết là “Bộ phận/ Phòng Tuyển dụng (hay Hành chính Nhân sự)
- Tôi tên là:
- Ngày sinh:
- Quê quán:
- Chỗ ở hiện tại:
Sau khi giới thiệu bản thân, bạn nên có một phần nêu lý do bạn biết đến vị trí ứng tuyển. Điều này nhằm mục đích giúp nhà tuyển dụng xác định được nguồn đăng thông tin tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng cần khẳng định với nhà tuyển dụng bạn phù hợp với vị trí đó.
Ở phần mở đầu này, bạn nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu theo mẫu câu hỏi sau:
- Tại sao bạn lựa chọn công việc này?
- Bạn đọc được thông tin tuyển dụng ở đâu?
2. Mô tả kỹ năng và kinh nghiệm
Trong phần này, bạn cần nêu rõ kỹ năng và kinh nghiệm của mình cho nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn nên nhấn mạnh những kỹ năng phục vụ cho công việc bạn đang ứng tuyển. Để Cover Letter trở nên nổi bật, các bạn sinh viên mới ra trường nên đề cập đến những kinh nghiệm tích lũy được khi tham gia các hoạt động xã hội.
Đôi khi, kinh nghiệm làm việc không phải là điều duy nhất quyết định khả năng trúng tuyển của bạn. Vì thế, các bạn mới ra trường hoàn toàn có thể “khoe” với nhà tuyển dụng những thành tích trong học tập.
Nếu bạn tốt nghiệp với điểm trung bình cao (GPA) cao, bạn cũng nên đề cập đến trong Cover Letter hoặc CV. Đây cũng là một cách để thuyết phục nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.
Để tăng cơ hội có việc làm,các bạn sinh viên cũng cần thể hiện rõ kỹ năng mềm trong Cover Letter. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hay khả năng ngoại ngữ. Hãy tập trung mô tả những kỹ năng hỗ trợ cho công việc bạn đang ứng tuyển.
3. Nêu nguyện vọng ứng tuyển
Đây là phần ứng viên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét hồ sơ của mình. Bạn hãy đề cập đến nguyện vọng của bản thân đối với vị trí công việc mình ứng tuyển. Đồng thời, bạn cũng nên để lại số điện thoại để nhà tuyển dụng liên hệ khi cần thiết.
Phần cuối Cover Letter cho sinh viên mới ra trường luôn phải có lời đề nghị dành cho nhà tuyển dụng. Một lời đề nghị khéo léo sẽ giúp Cover Letter của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Những lưu ý khi viết Cover Letter dành cho sinh viên mới ra trường
Cover Letter phải có dẫn chứng cụ thể
Cover Letter khôn nên chỉ dừng lại là “bản sao” của CV. Thay vào đó, bạn cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể về những gì bạn sẽ mang lại cho công ty. Hãy chọn 2-3 kỹ năng nổi bật của bạn và đưa nó vào Cover Letter. Sau đó, đưa ra các ví dụ liên quan đến các kỹ năng đó để thuyết phục nhà tuyển dụng. Dẫn chứng nên là các con số hay việc làm cụ thể.
Viết Cover Letter tương ứng với từng công việc
Các bạn sinh viên mới ra trường không nên dùng một Cover Letter để gửi cho nhiều nơi. Hãy dành thời gian chỉnh sửa Cover Letter để phù hợp với từng công việc cụ thể. Để làm được điều này, bạn cần phải đọc kỹ phần mô tả công việc trong tin tuyển dụng. Bạn nên đề cập đến các kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu trong Cover Letter.
Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin, Cover Letter còn phải trông “bắt mắt” và chuyên nghiệp. Hãy chắc chắn Cover Letter không có lỗi về chính tả và cách diễn đạt. Bởi vì, một lỗi đánh máy nhỏ cũng có thể khiến bạn mất cơ hội được phỏng vấn.
Khi hoàn thành Cover Letter, bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè kiểm tra. Yêu cầu họ kiểm tra lỗi cũng như đưa ra nhận xét để bạn có được một Cover Letter tốt nhất.
Có thể thấy rằng, Cover Letter chính là công cụ để các ứng viên “tiếp thị” bản thân mình với nhà tuyển dụng. Vì thế, các bạn sinh mới ra trường hãy đầu tư thời gian để viết Cover Letter. Hãy tham khảo mẫu Cover Letter cho sinh mới ra trường trong bài viết này để định dạng bức thư của mình nhé!