Chia sẻ cách viết trình độ học vấn trong CV chuẩn nhất

Trình độ học vấn trong CV là yếu tố vô cùng quan trọng, đây cũng là một trong những thước đo mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá năng lực của bạn. Khi viết CV, bạn phải cố gắng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại mục trình độ học vấn. Những chia sẻ của Got It về cách viết trình độ học vấn sẽ giúp bạn ghi điểm. 

1. Trình độ học vấn là gì? Vai trò của trình độ học vấn 

Học vấn là thuật ngữ chỉ những tri thức, hiểu biết mà con người đạt được nhờ quá trình học tập. Hiện nay, các cấp bậc của học vấn gồm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học,… Các cấp bậc biểu thị trình độ học vấn của từng cá nhân. Trình độ học vấn là cấp bậc học vấn cao nhất mà bạn đã đạt đạt được. 

Trình độ học vấn trong CV là một mục quan trọng. Các nhà tuyển dụng thường rất chú ý đến mục học vấn khi duyệt CV ứng tuyển. Hiện nay, dù các cấp bậc học vấn không còn ảnh hưởng quá nhiều tới năng lực chuyên môn nhưng đây vẫn là thước đo vô cùng quan trọng mà nhà tuyển dụng sử dụng để tìm ra nhân viên phù hợp. 

Trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn là gì?

2. Nên để trình độ học vấn vào phần nào trong CV? 

Theo các chuyên gia tuyển dụng thì vị trí của trình độ học vấn phụ thuộc vào tình hình hiện tại của bạn. 

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp: Nên để trình độ học vấn tại phần đầu CV. Những sinh viên mới ra trường thường không có kinh nghiệm làm việc hoặc có rất ít. Khi để trình độ học vấn tại phần đầu, các nhà tuyển dụng sẽ để ý tới học vấn của bạn thay vì dồn tất cả sự chú ý vào kinh nghiệm làm việc. Điều này giúp CV của bạn ăn điểm hơn.

Nếu bạn đã đi làm: Lúc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc. Bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy để trình độ học vấn vào phần cuối của CV. Hãy nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Cách này đặc biệt có ích với những bạn có trình độ học vấn không cao. 

3. Cách viết trình độ học vấn trong CV

Nên viết trình độ học vấn trong CV như thế nào để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Got It sẽ hướng dẫn bạn cách viết trình độ học vấn.

Chú ý đến dòng thời gian 

Trong CV, bạn cần trình bày dòng thời gian về học vấn. Bạn nên sắp xếp từ gần đến xa. Không nên viết theo chiều ngược lại bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ nhận định bạn là người không chuyên nghiệp. Đây là một chi tiết rất nhỏ nhưng vẫn tạo nên điểm cộng nếu bạn viết đúng. 

Cách viết trình độ học vấn trong CV

Cân nhắc khi điền điểm số

Nghe có vẻ lạ nhưng bạn nên bỏ qua điểm trung bình trong trường hợp điểm của bạn quá thấp. Có rất nhiều người tốt nghiệp với điểm số không cao, nếu không bắt buộc phải trình bày điểm số, bạn có thể bỏ qua phần này. Còn nếu như thành tích học tập của bạn tốt với điểm số ấn tượng thì chẳng có lý do gì mà không viết vào CV. 

Liệt kê các khóa học kỹ năng

Nếu bạn từng tham gia các khóa học kỹ năng mềm hoặc lớp học kỹ năng chuyên môn thì hãy viết vào CV. Các chứng chỉ khóa học sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao trình độ của bạn. Khi liệt kê, hãy trình bày chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. 

Tóm lại, trình độ học vấn là phần quan trọng mà bạn cần chú ý khi viết CV và đơn xin việc. Got It mong rằng những cách viết trình độ học vấn trong CV sẽ giúp bạn biết cách viết CV thật hay và dễ trúng tuyển khi phỏng vấn. 

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 03, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Tổng quan về Prompt Engineering

Tổng quan về Prompt Engineering

Tác giả: Công Anh (Software Engineer | Got It AI) Trong tech blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về Prompt Engineering cũng như một số kỹ thuật cơ bản giúp đầu ra của Large Language Models (LLMs) tối ưu nhất có thể! Mục lụcChatGPT là gì? Hoạt động như thế nào?Prompt […]
Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay  nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Top 3 bộ phim về trí tuệ nhân tạo hay nhất bạn không nên bỏ lỡ (Phần 2)

Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một chủ đề hấp dẫn trong ngành điện ảnh, mang đến cho khán giả những câu chuyện đầy cảm xúc và suy ngẫm về tương lai của con người và công nghệ. Dưới đây là danh sách Top 3 phim về trí tuệ nhân tạo không nên bỏ […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

GPT là gì? Các ứng dụng của GPT trong thực tế

Trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, GPT (Generative Pre-trained Transformer) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm quan trọng và đột phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá GPT là gì, cách nó hoạt động, và những ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại trong lĩnh vực công nghệ. […]
Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Phân biệt trí tuệ nhân tạo và học máy

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đang trở thành hai thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù có sự tương đồng, nhưng chúng không phải là hai khái niệm hoàn toàn tương đương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]