Chi tiết cách viết test plan theo 7 bước đúng chuẩn IEEE 829

Lập test plan (kế hoạch kiểm thử) chính là nhiệm vụ tối quan trọng trong quy trình quản lý kiểm thử. Tuy nhiên cách viết test plan sao cho đầy đủ, chính xác thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là quy trình 7 bước viết kế hoạch kiểm thử cho một sản phẩm cơ bản gồm đầy đủ các mục theo đúng tiêu chuẩn IEEE 829. 

Test plan là gì?

Tổng quan 7 bước viết test plan

Viết test plan thường là công việc của một Quản lý bộ phận Kiểm thử (Test manager). Ngoài nội dung chuyên môn, test plan còn phải có những nội dung liên quan đến quản lý dự án như hoạch định nguồn lực hay lập lịch trình. Cụ thể cách viết test plan gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Analyze the product – Phân tích sản phẩm

Bước 2: Design the Test Strategy – Lập chiến lược kiểm thử

Bước 3: Define the Test Objectives – Xác định mục tiêu kiểm thử

Bước 4: Define Test Criteria – Xác định tiêu chí kiểm thử

Bước 5: Resource Planning – Hoạch định nguồn lực

Bước 6: Plan Test Environment – Lập Kế hoạch môi trường kiểm thử

Bước 7: Schedule & Estimation – Lịch trình & Dự toán

Hướng dẫn cách viết test plan bước 1: Phân tích sản phẩm (Analyze the product)

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quyết định cho các tiến trình kiểm thử tiếp theo. Để phân tích sản phẩm, người lập kế hoạch test plan có thể dựa vào bộ câu hỏi sau đây:

  • Ai sẽ sử dụng sản phẩm này?
  • Sản phẩm này được dùng để làm gì?
  • Sản phẩm này sẽ làm việc như thế nào?
  • Phần cứng và phần mềm của sản phẩm là gì?

Hướng dẫn cách viết test plan bước 2: Lập chiến lược kiểm thử (Develop Test Strategy) 

Bước 2.1: Định nghĩa phạm vi kiểm thử (Define Scope of Testing)

Một phạm vi kiểm thử (scope) đúng đắn sẽ giúp đội nhóm nắm được những thông tin chính xác nhất về quá trình kiểm thử. Họ sẽ biết chắc chắn những nội dung nào được kiểm thử (in-scope)và những gì không (out of scope) 

Cách viết test plan phần quy trình xác định phạm vi kiểm thử gồm 4 giai đoạn

  • Precise customer requirement (Nắm được yêu cầu chính xác của khách hàng)
  • Project Budget (Ngân sách dự án)
  • Product Specification (Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm)
  • Skills & talent of your test team (Kỹ năng & trình độ của nhóm kiểm thử của bạn)

6 giai đoạn cơ bản trong quy trình kiểm thử phần mềm

Bước 2.2: Xác định loại kiểm thử (Identify Testing Type)

Từng testing type được xây dựng để tìm ra một loại bug cụ thể. Tùy theo mỗi loại sản phẩm hay loại tính năng trong giai đoạn test mà người viết plan sẽ chọn các testing type khác nhau. Dưới đây là một số testing type thường gặp:

Hướng dẫn cách viết test plan bước 3: Xác định mục tiêu kiểm thử (Define Test Objective)

Test Objective (Đối tượng kiểm thử) được coi là là mục tiêu tổng thể của toàn bộ dự án test. Cách viết test plan để xác định được mục tiêu kiểm thử là bạn nên rà soát lại toàn bộ tính năng của phần mềm có thể cần được test. Sau đó dựa trên chính những tính năng đó để xác định mục tiêu test.

Hướng dẫn cách viết test plan bước 4: Xác định tiêu chí kiểm thử (Define Test Criteria)

Test Criteria (Tiêu chí kiểm thử) là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc để quá trình test sản phẩm được diễn ra đúng chuẩn. Có 2 loại tiêu chí, đó là:

1. Tiêu chí đình chỉ kiểm thử (Suspension Criteria)

Đây là tiêu chí phát hiện ra bugs trong quá trình test. Cụ thể, nếu trong quá trình test xuất hiện tiêu chí đình chỉ kiểm thử, chu kỳ kiểm thử hoạt động sẽ dừng lại (đình chỉ) cho đến khi được xử lý

2. Tiêu chí kết thúc kiểm thử (Exit Criteria)

Đây là tiêu chí để hoàn thành test và là mục tiêu chính của từng giai đoạn test để có thể kết thúc và bước sang giai đoạn tiếp theo. Phương pháp xác định tiêu chí kết thúc test dựa vào hai tỷ lệ sau:

  • Run rate: là tỉ số giữa số trường hợp đã test chia cho tổng số trường hợp test trên plan. Run rate bắt buộc phải là 100%
  • Pass rate: là tỉ số giữa số lượng các trường hợp pass test chia cho số trường hợp đã test. Pass rate nên càng cao càng tốt

Hướng dẫn cách viết test plan bước 5: Hoạch định nguồn lực (Resource Planning)

Trong bất cứ một dự án nào thì hoạch định nguồn lực luôn là một phần quan trọng bởi lẽ nguồn lực luôn hữu hạn và khác biệt tùy theo từng project. Các Test manager nên liệt kê và xác định rõ ràng lượng nhân sự cũng như thiết bị cho dự án để lên kế hoạch hợp lý nhất. 

Hướng dẫn cách viết test plan bước 6: Lập kế hoạch môi trường kiểm thử (Plan Test Environment)

Test Environment là một thiết lập của phần mềm và phần cứng mà nhóm kiểm thử sẽ thực hiện các trường hợp kiểm thử. Môi trường kiểm thử sẽ gồm người dùng cuối, môi trường kinh doanh, môi trường chạy UI, máy chủ,… Để cài đặt Test Environment, bạn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa team Kiểm thử và team Phát triển phần mềm

Hướng dẫn cách viết test plan bước 7: Lập lịch trình và dự toán (Schedule & Estimation)

Cách viết test plan phần project schedule bao gồm các mục

  • Nhân sự và deadline (theo ngày, theo giai đoạn)
  • Dự toán dự án: Dựa trên dự toán, Test Manager sẽ xác định thời gian dự án hoàn thành để lên lịch trình phù hợp
  • Rủi ro của dự án: Nắm được rủi ro sẽ có phương án dự phòng cũng như thêm đủ thời gian để giải quyết

Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn chi tiết cách viết test plan theo quy trình 7 bước. Việc lập một test plan đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho toàn bộ dự án kiểm thử của bạn ít gặp phải rắc rối và có thể hoàn thành thuận lợi. 

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
Tags:
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới - Blog | Got It AI
2 years ago

[…] về test plan cách tạo test plan. Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy bắt tay vào tạo một test plan hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn IEEE 829 […]

Các bài viết liên quan
Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Cách tạo test plan cho sản phẩm hoặc tính năng mới

Nếu bạn đã hiểu test plan là gì, hẳn là bạn sẽ muốn biết cách tạo test plan hoàn chỉnh cho sản phẩm hoặc tính năng mới. Hãy cùng Got It tìm hiểu 5 bước cần thiết cho một test plan hoàn chỉnh. Mục lục1. Phân tích sản phẩm hoặc tính năng bạn đang thử […]
Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Tìm hiểu những tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Bất cứ một phần mềm nào được đưa ra thị trường đều được đánh giá chất lượng dựa trên những tiêu chí nhất định. Hãy cùng tìm hiểu xem chất lượng phần mềm (CLPM) là gì? Và làm thế nào để đánh giá chính xác được giá trị của một phần mềm hiện nay. Mục […]
4 nhóm công cụ test website tốt nhất năm 2021

4 nhóm công cụ test website tốt nhất năm 2021

Các công cụ test website giúp cải thiện độ tin cậy, giảm thời gian quay vòng và tăng hiệu suất của trang web. Dưới đây là tổng quan 10 công cụ test website tốt nhất dành cho năm 2021. Mục lục1. Công cụ test website là gì?2. Các loại công cụ test website phổ biến3. […]
Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản

Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản

Bạn đang tìm hiểu về công việc của một Tester – chuyên viên kiểm thử phần mềm? Bạn còn chưa rõ về quy trình kiểm thử phần mềm? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có những thông tin khái quát nhất về công việc của Tester thông qua quá trình kiểm thử. Hãy cùng […]
Hướng dẫn viết test case đơn giản cho người mới

Hướng dẫn viết test case đơn giản cho người mới

Để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra cao nhất, các doanh nghiệp cần sử dụng test case để kiểm tra kỹ sản phẩm của họ trước khi phát hành ra thị trường. Dưới bài viết này, chúng ta sẽ dựa vào hướng dẫn viết test case […]
Hướng dẫn sử dụng Selenium đơn giản cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn sử dụng Selenium đơn giản cho người mới bắt đầu

Selenium xuất hiện đã mang đến cho các nhà phát triển một giải pháp hoàn hảo. Công cụ này cho phép người dùng kiểm thử các sản phẩm phần mềm một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Vậy làm thế nào để có thể vận hành hiệu quả selenium? Cùng theo dõi hướng […]