Với những ai mới bắt đầu lập trình, tìm ra cách lập trình thế nào cho đơn giản và hiệu quả luôn là một câu hỏi được quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp lập trình phần mềm đơn giản cho người mới bắt đầu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
1. Có những dạng phần mềm nào?
Phần mềm là một tập hợp những tập tin được sử dụng để hướng dẫn máy tính làm việc phục vụ một chức năng nhất định. Những tập tin này được tạo ra từ việc viết các tập tin mã nguồn bởi một hay nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng, phần mềm được phân loại như sau:
- Phần mềm hệ thống được sử dụng để vận hành máy tính, các thiết bị điện tử như hệ điều hành Windows, Unix, Linux, driver, BIOS,… hoặc các hệ điều hành iOS, Android, watchOS,… được sử dụng cho điện thoại.
- Phần mềm ứng dụng được sử dụng cho văn phòng, các trò chơi điện tử (game) hoặc các công cụ tiện ích khác,…
- Các phần mềm dịch mã nguồn bao gồm các trình biên dịch và thông dịch. Các trình này có thể dịch các tập tin mã nguồn và thực thi các chỉ dẫn trong mã lệnh hoặc dịch mã nguồn thành một dạng chỉ dẫn dễ thực thi hơn.
- Nền tảng ứng dụng có vai trò làm nền tảng để các ứng dụng khác hoạt động dựa vào chúng.
2. Cách lập trình phần mềm đơn giản bạn nên tham khảo
Lập trình không chỉ có một cách, mà nó có rất nhiều cách khác nhau. Để dễ dàng hiểu được lập trình phần mềm là như thế nào, có một cách khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện ngay 4 bước sau đây mà không cần bất kỳ ứng dụng phát triển phần mềm nào hỗ trợ.
Bước 1: Mở một trình soạn thảo tập tin text
Đầu tiên, bạn có thể sử dụng bất kỳ phần mềm nào để soạn thảo tập tin text. Trên hệ điều hành Windows thì bạn có thể dùng luôn Notepad. Để tìm kiếm Notepad, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + R, hộp thoại Run sẽ xuất hiện. Bạn thực hiện gõ Notepad vào hộp thoại rồi nhấn Enter, Notepad sẽ hiện ra. Khi sử dụng MacOS, bạn hãy dùng spotlight để tìm kiếm phần mềm Textedit.
Bước 2: Tiến hành soạn thảo mã nguồn
Để dễ hình dung nhất, bạn có thể soạn thảo một mã nguồn đơn giản. Dưới đây là đoạn mã nguồn để bạn có thể thực hành cách lập trình này ngay nếu chưa nghĩ ra một mã nguồn cụ thể:
<span style=”font-weight: 400″><h1 style=”color:red;text-align:center;margin-top:300px;”></span>
<span style=”font-weight: 400″> CHAO MUNG BAN DEN VOI PHAN MEM CUA MINH!</span>
<span style=”font-weight: 400″></h1></span>
<span style=”font-weight: 400″><button onclick=”alert(‘Ai dau!’)”>Cu lec</button></span>
Bước 3: Lưu lại tập tin mã nguồn
Hãy lưu mã nguồn vừa soạn thảo lại thành một tập tin mã nguồn. Ở bước tiếp theo chúng ta sẽ mở mã nguồn này bằng trình duyệt Web. Vì vậy, tập tin mã nguồn cần có định dạng .html. Để làm được điều này, khi lưu bạn hãy chọn vào menu và nhấn vào mục File/Save as, hộp thoại save as sẽ hiện ra. Bạn sẽ viết lại tên của tập tin là “tap-tin-ma-nguon.html”, lưu ý phải có dấu “. Nếu không, Notepad hiểu và lưu tập tin của bạn dưới dạng tap-tin-ma-nguon.html.txt. Bạn cũng có thể chọn tên khác, miễn dễ nhớ để tìm là phù hợp.
Bước 4: Tiến hành mở ứng dụng
Ứng dụng của bạn sẽ được mở lên thông qua trình duyệt Web chỉ bằng một cái click đúp vào tập tin mã nguồn. Khi nhấn đúp vào nút cù lét, chương trình sẽ phản hồi với thao tác của bạn. Mặc dù mọi công đoạn bạn thực hiện rất đơn giản, nhưng nó phản ánh được các bước của việc phát triển một phần mềm ứng dụng, từ viết mã, thực thi cho đến phân phối. Đây là cũng là cách lập trình phần mềm đơn giản nhất mà bạn nên tham khảo để thực hiện.
3. Những lưu ý bạn cần biết khi lập trình phần mềm
Khi lập trình bất cứ chương trình hay phần mềm nào đó thì mục đích cuối cùng vẫn là tính ứng dụng của nó phải cao. Phần mềm cần dễ sử dụng, thân thiện với người dùng và thực sự hữu ích. Chính vì thế, lập trình phần mềm sao cho tối ưu và hiệu quả là điều không hề dễ dàng. Người lập trình cần hội tụ nhiều yếu tố khác nhau.
Không phải chỉ riêng kiến thức, lập trình viên cần có kỹ năng làm việc hiệu quả. Kỹ năng làm việc này bao gồm sự thành thạo về ngôn ngữ lập trình, các công cụ lập trình. Ngoài ra, sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo,… là những yếu tố không thể thiếu của một lập trình viên. Mặc khác, người làm lập trình cần phải kiên trì để có thể giải mã được các đoạn code phức tạp trong mọi chương trình.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích trên hành trình trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Hãy thực hành ngay cách lập trình được đề cập trong bài ngay hôm nay. Và đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Got It để cập nhật những kiến thức mới nhé.
Nguồn: https://codegym.vn/blog/2019/01/01/cach-lap-trinh-phan-mem/