Kỹ năng mềm là điều mà chúng ta nghe rất nhiều trong những năm trở lại đây. Nhưng bản chất kỹ năng mềm là gì? Có các loại kỹ năng mềm nào? Vì sao kỹ năng mềm lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Got It sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.
Mục lục
Kỹ năng mềm là gì?
Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều nghe qua cụm từ “kỹ năng mềm” và dễ dàng kể tên một số kỹ năng . Nhưng nếu hỏi về định nghĩa kỹ năng mềm, không nhiều người biết câu trả lời. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thực hành thực tế giúp một người thành công.
Người nắm giữ kỹ năng mềm có khả năng tạo ra những tương tác có ý nghĩa với người khác. Nhờ vậy, họ có thể giao tiếp, hợp tác với người khác và làm việc dễ dàng và hiệu quả.
Các loại kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm có thể được phân loại vào 3 nhóm chính sau đây:
Nhóm kỹ năng nhân sinh
Kỹ năng nhân sinh là những đặc điểm tính cách tích cực, giúp phân biệt một cá nhân với những cá nhân khác, và quan trọng hơn cả phù hợp với môi trường làm việc. Chính vì là những đặc điểm tính cách nên những kỹ năng nhân sinh này rất khó để truyền đạt và đánh giá một cách chính xác.
Một số kỹ năng nhân sinh bao gồm:
- Trách nhiệm
- Sáng tạo
- Dễ thích nghi
- Tự tin
- Kỷ luật
Nhóm kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là những kỹ năng liên quan đến những tương tác xã hội, chẳng hạn như tương tác với đồng nghiệp hay với đối tác. Tùy vào những yêu cầu nghề nghiệp cụ thể, kỹ năng mềm sẽ là cánh tay phải đắc lực với những kiến thức chuyên ngành và là một điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ thay đổi được những kỹ năng cứng.
Một số kỹ năng xã hội bao gồm:
- Giao tiếp hiệu quả
- Khả năng tiếp nhận chỉ trích
- Đồng cảm
Nhóm kỹ năng làm việc
Nhóm kỹ năng này thường khiến chúng ta nhầm lẫn với kỹ năng cứng. Tuy nhiên, những kỹ năng mềm liên quan đến cách làm việc là nền tảng để phát triển những kỹ năng cứng nhất định. Ví dụ, kỹ năng mềm “thuyết trình” là yêu cầu để học sinh tiếp thu cách sử dụng công cụ Powerpoint.
Một số kỹ năng làm việc bao gồm:
- Phân tích
- Tổ chức
- Thuyết trình
- Giải quyết vấn đề
- Làm việc dưới áp lực
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Trong một môi trường làm việc, không thể phủ nhận tầm quan trọng của những kỹ năng cứng. Tuy nhiên, kỹ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Kỹ năng mềm thường không được giảng dạy kỹ càng tại các cơ sở giáo dục như trường học, đại học. Kết quả là không nhiều học sinh, sinh viên nắm được những kỹ năng này.
Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng mềm có thể được coi là “cây cầu” nối giữa kỹ năng cứng và thành công. Không có cây cầu này thì mọi mơ ước đều không thành hiện thực. Sở hữu kỹ năng mềm sẽ khiến một ứng viên trở nên toàn diện hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Những kỹ năng mềm được đánh giá cao
Rất nhiều cuộc khảo sát được tiến hành để tìm ra những kỹ năng mềm được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Kết quả đưa ra khá đa dạng. Lí do là vì thời điểm tiến hành khảo sát và yêu cầu của từng ngành nghề là khác nhau. Tuy nhiên, những kỹ năng liên tục nằm trong top là:
- Giao tiếp hiệu quả
- Sáng tạo
- Khả năng thuyết phục
- Linh hoạt
- Trí tuệ cảm xúc
Cách phát triển kỹ năng mềm
Tùy từng kỹ năng mềm mà sẽ có cách rèn luyện cụ thể, nhưng nhìn chung, để phát triển kỹ năng mềm, một người cần có thái độ cầu tiến, luôn cố gắng học hỏi, áp dụng kỹ năng vào thực tế. Ngoài ra, còn cần luôn biết tự nhìn nhận, đánh giá quá trình phát triển của bản thân và luôn tích cực với những lời nhận xét mang tính xây dựng.
Ngày nay, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những cá nhân có kỹ năng mềm, trong khi ở các nhà trường hiện nay, việc giảng dạy những kỹ năng này vẫn chưa được chú trọng. Để bản thân nổi bật, “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng, mỗi người cần tự rèn luyện mỗi ngày để trở nên toàn diện hơn.
Nguồn tham khảo: https://business.linkedin.com/talent-solutions/blog/trends-and-research/2020/most-in-demand-hard-and-soft-skills