Mức độ kiểm thử nhỏ nhất là Unit Test. Mỗi ngôn ngữ lập trình lại sử dụng khung kiểm thử riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Unit Test trong Java.
Mục lục
1. Unit Test là gì?
Trước khi tìm hiểu về Unit Test trong Java, chúng ta cần hiểu Unit Test là gì. Unit Test có nghĩa là kiểm thử đơn vị, một bước trong kiểm thử phần mềm. Với Unit Test, chỉ có những đơn vị hay những thành phần riêng lẻ của phần mềm được kiểm thử. Mục đích là để xác định rằng mỗi đơn vị của phần mềm đều hoạt động đúng như kỳ vọng.
Unit Testing được tiến hành trong quá trình phát triển (lập trình) một phần mềm. Unit Test cô biệt một phần của các mã code và đánh giá sự chính xác của chúng. Một đơn vị có thể là một hàm (function), một phương thức (method), một quy trình (procedure), một mô-đun hay một đối tượng.
Unit Test
- Giúp sửa bug sớm trong chu trình phát triển sản phẩm và tiết kiệm chi phí
- Giúp các lập trình viên hiểu được nền tảng mã kiểm thử và cho phép họ đưa ra các thay đổi nhanh chóng
- Có thể được sử dụng như các ghi chép về dự án, nếu hiệu quả
- Tái sử dụng code. Kết hợp cả code của bạn và kiểm thử của bạn cho dự án mới. Thay đổi code cho đến khi kiểm thử chạy được
2. Tại sao phải kiểm thử đơn vị?
Đôi khi các lập trình viên sẽ tiến hành kiểm thử đơn vị một cách đơn giản để tiết kiệm thời gian. Kiểm thử đơn vị không được tiến hành kỹ lưỡng sẽ dẫn đến chi phí sửa bug cao hơn khi kiểm thử hệ thống, kiểm thử tích hợp. Thậm chí, có thể vẫn còn sót lỗi cho đến tận khi tiến hành kiểm thử beta, một phương pháp kiểm thử xác thực.
3. Unit Test trong Java
JUnit là một khung kiểm tra nguồn mở để kiểm thử đơn vị dành cho ngôn ngữ lập trình Java. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển theo hướng kiểm thử. JUnit là một “thành viên” của gia đình khung kiểm thử cho kiểm thử đơn vị xUnit.
JUnit cổ vũ cho ý tưởng “test trước code sau”, nhấn mạnh vào việc thiết lập dữ liệu kiểm thử cho một đoạn code mà có thể được kiểm thử trước rồi chạy sau. Cách tiếp cận này giống như “test một ít, code một ít, rồi lại test một ít và code một ít”. Nó giúp cải thiện năng suất của lập trình viên và sự ổn định của các mã lập trình. Nhờ đó, áp lực lên người lập trình và thời gian dành để sửa lỗi được giảm xuống.
4. Các tính năng của JUnit
- JUnit là một khung kiểm tra nguồn mở, được sử dụng để viết và chạy test.
- Cung cấp annotation để định dạng các test method
- Cung cấp assertion để kiểm thử các kết quả mong đợi
- Cung cấp các trình chạy để chạy test
- Cho phép bạn viết code nhanh hơn, cải thiện chất lượng
- JUnit khá đơn giản. Nó ít phức tạp hơn và tốn ít thời gian hơn
- JUnit có thể được chạy tự động và tự kiểm tra kết quả, cung cấp phản hồi nhanh chóng. Không cần thiết phải xem xét thủ công các báo cáo về kết quả kiểm thử.
- Các bài test JUnit có thể được tổ chức thành các bộ kiểm thử chứa các trường hợp kiểm thử, thậm chí là chứa các bộ kiểm thử khác.
- JUnit thể hiện tiến độ kiểm thử trên một thanh. Nếu thanh có màu xanh, bài test đang chạy êm ả. Ngược lại, nếu thanh chuyển đỏ, tức là bài test thất bại.
5. Các phiên bản của JUnit
JUnit đã ra mắt 5 phiên bản. JUnit 4 và JUnit 5 là hai phiên bản phổ biến nhất, với JUnit 5 là phiên bản mới nhất. JUnit 5 có mục tiêu là áp dụng phong cách lập trình của java 8 và trở nên mạnh mẽ nhưng cũng linh hoạt hơn JUnit 4.Cụ thể, JUnit 5 đã thay đổi nhiều annotation, đem đến các tính năng mới như assertation mới, các test class được lồng vào nhau, kiểm thử động và mở rộng kiểm thử. Ngoài ra, nó cũng giải quyết được các khuyết điểm của JUnit 4 như các vấn đề liên quan đến kiểm thử ngoại trừ, tính thời gian chờ, kiểm thử tham số hóa và các trình chạy.
6. Các điểm đặc biệt của JUnit
a. Fixture: Fixture là trạng thái cố định của hệ thống các object, cơ sở cho việc chạy test. Mục đích của fixture là đảm bảo rằng có một môi trường phổ biến và cố định để chạy test sao cho các kết quả lặp lại. Fixture bao gồm:
- setUp() method: chạy trước khi gọi kiểm tra
- tearDown() method: chạy sau mỗi method kiểm thử
b. Test Suite (bộ kiểm thử): Test Suite bao gồm một hệ thống các test case (trường hợp kiểm thử) và chạy chúng cùng một lúc. Trong JUnit, chú thích @RunWith và Suite được dùng để chạy test suite. c. Test Runner (Trình chạy kiểm thử): Dùng để chạy các test case d. JUnit Class (Lớp JUnit): Lớp JUnit là những lớp quan trọng, dùng để viết và chạy kiểm thử. Một số lớp quan trọng là:
- Assert: Bao gồm hệ thống các method assert
- Test Case: Bao gồm một test case để định nghĩa fixture chạy nhiều lần
- Test Result: Bao gồm các method dùng để thu thập kết quả từ việc chạy một test case
Got It hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu hơn về Unit Test nói chung và Unit Test trong Java nói riêng.
Got It Vietnam – Tham khảo: Tutorialspoint, Guru99