Công việc lập trình viên được phân chia thành rất nhiều cấp bậc dựa trên kinh nghiệm lẫn trình độ thực tiễn. Vậy Junior Developer là gì? Quy tắc làm việc dành riêng cho Junior Developer bao gồm những gì? Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Junior Developer là gì?
Junior Developer là một thuật ngữ dùng để chỉ những Developer mới vào nghề trong thời gian ngắn với kinh nghiệm dưới 2 năm. Junior Developer khác biệt hoàn toàn với thực tập sinh. Junior Developer thường đã có kinh nghiệm làm việc nhưng chưa đủ để đạt cấp độ cao hơn, chuyên sâu hơn.
Công việc của một Junior Developer thường được giao đó là viết code, tiến hành sửa lỗi và thực hiện một số task nhỏ có liên quan. Tiêu chí đặt ra cho một Junior Developer không quá cao. Bạn chỉ cần đảm bảo code có thể chạy được và hoàn thành đúng chức năng yêu cầu. Quá trình trình thực hành sẽ giúp Junior Developer làm quen được với hệ thống, code base để rèn luyện trở thành một Senior Developer.
2. Bí quyết trở thành Junior Developer là gì?
2.1. Thông thạo kiến thức được học trên trường
Kinh nghiệm thực tiễn không nhiều là nguyên nhân khiến Junior Developer thường khá lúng túng khi gặp phải lỗi. Tuy nhiên, nếu thông thạo tất cả những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường sẽ giúp bạn có thể tìm và fix bug. Ứng dụng những tri thức đã được học sẽ giúp bạn giải quyết được tất cả những vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc. Từ đó xây dựng vốn kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân mình.
2.2. Liên tục nâng cao khả năng viết và chạy Code
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến nên Junior Developer thường được giao công việc viết code. Đến khi thông thạo thì bạn sẽ được giao công việc yêu cầu cao hơn. Trình độ viết code chính là yếu tố quan trọng giúp xác định tương lai của một Developer.
2.3. Rèn luyện kỹ năng quản lý công việc
Công việc chủ yếu của Junior Developer thường là fix bug và code những task nhỏ. Để đảm bảo công việc mang lại hiệu quả cao nhất, Junior Developer cần trang bị thêm kỹ năng quản lý công việc. Đồng thời bạn cần hoàn thành được những công việc được giao. Hãy chủ động tham gia các dự án cùng Senior Developer nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và nhanh chóng thăng cấp độ chuyên môn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Junior Developer là gì. Đồng thời biết thêm những điều cần phải làm để trở thành trở thành Junior Developer chuyên nghiệp. Nếu bạn đang ở vị trí là một Junior Developer, hãy xây dựng cho mình một kế hoạch để trở thành những Senior trong tương lai. Chúc bạn thành công.