Ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã kéo theo sự ra đời của nhiều dự án khởi nghiệp IT. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm khởi nghiệp của những startup IT thành công ở Việt Nam để học hỏi được nhiều bài học quý giá nhé.
Mục lục
Từ ý tưởng đến kế hoạch là cả một quá trình
Ý tưởng luôn là xuất phát điểm đầu tiên của một dự án khởi nghiệp, với các dự án khởi nghiệp IT cũng vậy. Thông thường, những người khởi nghiệp IT hiện nay đều là người trẻ, đầy nhiệt huyết và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, chỉ có ý tưởng táo bạo thôi là chưa đủ. Muốn hiện thực hóa ước mơ, bạn cần phải xây dựng bản kế hoạch chi tiết.
Ý tưởng phải được đưa ra “mổ xẻ”, phân tích về tính khả thi, được chi tiết hóa thành các hành động, quy trình, tiêu chí, mục tiêu. Từ đó, người khởi nghiệp cần vạch ra một bản kế hoạch khoa học. Trong quá trình chi tiết hóa ý tưởng, nếu thấy thiếu tính thực tế, cần phải xem xét lại. Có vậy, bạn mới không phải nếm trải thất bại sớm trên con đường khởi nghiệp IT.
Đặc biệt, đừng quên tham khảo ý kiến của những người đi trước trong quá trình xây dựng bản kế hoạch. Bởi ý kiến của người đi trước, dù là những ông chủ thất bại hay thành công, đều trở nên vô giá đối với bạn.
Khởi nghiệp là dám đối mặt với mọi thách thức
Đây được xem là kinh nghiệm xương máu của những startup IT thành công ở Việt Nam. Bởi không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu khởi nghiệp. Có rất nhiều người chịu thất bại hết lần này tới lượt khác mới nhận được những “quả ngọt” đầu tiên trên con đường sự nghiệp. Do vậy, nếu bạn hay nản lòng, thấy khó khăn đã chấp nhận bỏ cuộc thì không bao giờ bạn khởi nghiệp thành công.
Mọi dự án khởi nghiệp IT đều rất cần sức mạnh trí tuệ và sự đoàn kết trong team. Bởi vậy, nếu người đứng đầu có một suy nghĩ bi quan nào đó,cả team sẽ rất dễ sụp đổ. Do đó, nếu bạn muốn thành công, hãy cùng nhau lạc quan, chấp nhận đối mặt với thất bại để nhận ra hướng đi đúng đắn cho dự án của mình.
Khởi nghiệp chính là “đi khai hoang”
Có thể nói rằng, khởi nghiệp IT cũng như là người đi khai hoang bờ cõi. Khi đã khai hoang xong được một thửa ruộng thì bạn cần phải tiếp tục “nghĩ lớn”, tăng quy mô. Bởi đặc thù của công nghệ thông tin chính là sự bao phủ, dù đó là dự án về thiết kế web, về kinh doanh lập trình hay đào tạo trực tuyến, phát triển ứng dụng… Nếu bạn ngừng lại thì đến một lúc nào đó thị trường của bạn sẽ bị bão hòa, doanh nghiệp của bạn sẽ bị bế tắc.
Tăng quy mô một cách có kế hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tìm được những bước đi mới, chinh phục được những thị trường ngách mà đối thủ chưa thể ngờ tới được. Tất nhiên, không thể đi “khai hoang” một cách rầm rộ. Kinh nghiệm cho thấy từng bước đi của các startup thành công luôn phải chắc chắn thì mới đảm bảo sự phát triển bền vững được.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp những bạn đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp IT đúc rút lại những kinh nghiệm then chốt trong các dự án khởi nghiệp của mình. Từ kinh nghiệm của những startup IT thành công ở Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ có thêm cơ hội để khởi nghiệp thành công.