Một full-stack developer có thể kiêm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như Front End, Back End, bảo mật, server,…. Họ không cần thiết phải nắm vững mọi công nghệ, nhưng chắc chắn sẽ biết công nghệ nào là cần thiết và áp dụng chúng cho những dự án của mình. Cùng khám phá những công việc của một lập trình viên full-stack qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Lợi thế của nghề full-stack developer
Dưới đây là những lợi ích của bạn khi lựa chọn nghề full-stack developer:
- Dễ kiếm việc làm: nhu cầu tìm kiếm các lập trình viên giàu kinh nghiệm và thông thạo nhiều kỹ năng đang có xu hướng bùng nổ ở rất nhiều các công ty lớn trên thế giới. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn vị trí mình yêu thích trong quy trình phát triển công nghệ mà không cần sợ thất nghiệp
- Lương cao: theo khảo sát của công ty tuyển dụng Robert Walters, lương cơ bản của một lập trình viên full stack có thể từ 2.500 đến 4.000USD/tháng.
- Đãi ngộ tốt: các công ty lớn sẽ áp dụng những hình thức khen thưởng xứng đáng để “giữ chân” những lập trình viên có năng lực cho tổ chức của mình.
- Cơ hội thăng tiến và mở rộng quan hệ cao: lập trình viên full-stack hoàn toàn có thể phát triển lên vị trí leader hoặc software architect, cũng như trở thành những người kết nối hoàn hảo giữa các bộ phận kỹ thuật trong một tổ chức nhờ kỹ năng đa dạng của mình. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể học hỏi thêm các kiến thức mới hữu ích cho sau này.
Full-stack developer làm những gì?
Đối với một lập trình viên full-stack, đây là những công việc cụ thể cần đảm nhận:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và xây dựng sơ đồ tổng thể cho việc triển khai dự án
- Quản lý và trao đổi với các stakeholders về những vấn đề liên quan đến dự án
- Thiết kế frontend sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS, JS,…
- Viết mã code cho backend dựa trên các ngôn ngữ PHP, Python, JS,…
- Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu
- Thiết kế API
- Kiểm tra và khắc phục các lỗi trên web, ứng dụng
- Cải tiến và hoàn thiện giao diện, tốc độ xử lý của web, ứng dụng
Làm full-stack developer có thật sự đơn giản?
Như đã đề cập ở trên, kỹ năng là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với một full-stack developer, và chúng được tích lũy theo từng dự án mà bạn tham gia. Chính vì thế, để trở thành một lập trình viên full-stack đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nó không dành cho người thiếu kiên nhẫn hoặc không có tinh thần học hỏi, cải thiện bản thân. Nếu bạn đã nắm chắc một trong 2 kỹ thuật Front End hoặc Back End, hãy cố gắng thành thạo cả 2 và không ngừng trau dồi thêm các phần kiến thức mới để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao giá trị cho mình.
Một vài chuyên môn bạn nên nắm vững và thành thạo nếu muốn trở thành một lập trình viên full stack thực thụ:
Ngôn ngữ lập trình
Được coi như “vũ khí” giúp full-stack developer có thể “chiến đấu trên mọi mặt trận”, Python, C#, PHP, HTML, CSS, JS chính là những ngôn ngữ lập trình vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Việc triển khai xây dựng, thiết kế và kiểm soát các đối tượng thuộc dự án dựa trên những ngôn ngữ này cũng cần phải nắm vững.
Framework
Mỗi framework sẽ hỗ trợ ít nhất một loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, chính vì thế bạn cần hiểu rõ về framework tương ứng với ngôn ngữ mà bạn lựa chọn.
Cơ sở dữ liệu và caching
Hiểu biết về những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, Oracle, Microsoft SQL Server, PostgreSQL,… sẽ hỗ trợ rất tốt cho dự án của bạn. Ngoài ra, caching cũng là kỹ thuật bạn cần nắm vững.
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình thêm các kỹ năng liên quan đến thiết kế, quản lý phiên bản, API, bảo mật, xây dựng automation testing,…
Full-stack developer là vị trí công việc không thể thiếu trong bất kỳ công ty công nghệ nào. Nếu bạn thật sự muốn theo đuổi ngành nghề này, hãy không ngừng cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng cần thiết cho chính mình để biến những đóng góp của bạn trở thành lợi ích lâu dài cho tổ chức.