Với những tính năng ưu việt, Web API ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng website. Vậy Web API là gì? Web API hoạt động như thế nào? Hãy cùng Got It khám phá những thông tin thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Web API là gì?
Trước khi tìm hiểu Web API là gì, chúng ta sẽ khám phá khái niệm API. API có tên gọi đầy đủ là Application Programing Interface (tạm dịch: Giao diện lập trình ứng dụng). Hiểu một cách đơn giản, API là phương thức kết nối các thư viện hay ứng dụng với nhau. Với API, lập trình viên có thể truy xuất đến các hàm thường dùng và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Từ đây, chúng ta có thể hiểu Web API là giao diện lập trình trên nền tảng website, cho phép các ứng dụng kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau.
Về cơ bản, Web API là một framework dùng để xây dựng các dịch vụ web với giao thức HTTP. Nói cách khác, Web API là giao diện lập trình ứng dụng dành cho máy chủ web (web server) và trình duyệt web.
Mô hình Web API có một số tính năng nổi bật như:
- Cung cấp dịch vụ trên nhiều thiết bị internet khác nhau như trình duyệt web, ứng dụng di động…
- Có thể làm việc trên các dịch vụ web RESTful.
- Giúp phát triển các dịch vụ web có trọng lượng nhẹ và có thể bảo trì.
- Trả lại dữ liệu ở định dạng cụ thể như JSON, XML hoặc bất kỳ định dạng nào khác.
- Hỗ trợ các tính năng của HTTP như: versioning, caching, HttpResponseMessage, HttpRequestMessage…
Web API hoạt động như thế nào?
Đến đây, có lẽ tất cả mọi người đều đã biết Web API là gì cũng như các tính năng của nó. Vậy, Web API hoạt động như thế nào?
Web API hoạt động theo mô hình tương tác giữa các hệ thống với nhau (System – System interaction). Cụ thể, dữ liệu hay thông tin từ một hệ thống có thể được một hệ thống khác xử lý. Sau đó, dữ liệu kết quả sẽ được hiển thị cho người xem.
Theo nguyên tắc, Web API nhận yêu cầu từ các loại thiết bị khách khác nhau như điện thoại, laptop… Những yêu cầu này sẽ được đến máy chủ web để xử lý và trả về dữ liệu mong muốn cho máy khách.
Thông thường, một Web API sẽ hoạt động theo quy trình cơ bản sau:
- Tạo URL API để bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu đến máy chủ nhờ cung cấp nội dung thông qua giao thức HTTP/HTTPS.
- Tại máy chủ, các ứng dụng nguồn tiến hành kiểm tra xác thực và trả về nội dung thích hợp.
- Máy chủ trả về dữ liệu theo định dạng XML hoặc JSON qua giao thức HTTP/HTTPS.
- Dữ liệu trả về sẽ được phân tích để xây dựng cơ sở dữ liệu tại nơi yêu cầu ban đầu (ứng dụng web, ứng dụng di động).
Ứng dụng Web API trong thiết kế website
Hiện nay, Web API đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực thiết kế website. Dưới đây là một số ứng dụng Web API nổi bật trong thiết kế web:
Tối ưu công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là một thành phần không thể thiếu của mọi trang web. Nếu sử dụng công cụ tìm kiếm thông thường, dữ liệu trả về sẽ rời rạc và thiếu thống nhất. Chúng ta rất khó tìm được nội dung mong muốn hay một thông tin có tính đặc thù nào đó.
Để cải thiện tình trạng này, các nhà thiết kế website sẽ ứng dụng API để tối ưu công cụ tìm kiếm. Việc sử dụng Web API sẽ cho phép tìm kiếm thông tin một cách chọn lọc và chính xác nhất. Điều này góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng đối với trang web.
Tích hợp các kênh mạng xã hội
Các web API có khả năng tích hợp với nhiều kênh mạng xã hội nổi tiếng hiện nay như Twitter, Facebook, Instagram…
Ví dụ: Khi bạn truy cập vào một trang web sẽ thấy phần liên kết với trang Gmail hay Facebook. Một số website còn có phần bình luận, nút like, theo dõi Fanpage dành cho các bài viết. Người dùng có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội của mình để tương tác với bài viết. Điều này chính là nhờ ứng dụng web API.
Để tích hợp được các trang mạng xã hội, lập trình viên phải dùng API của nền tảng mạng xã hội nhúng vào trang web. Với API, website và mạng xã hội có thể trao đổi dữ liệu qua lại một cách dễ dàng. Người dùng sẽ không phải thoát khỏi website mà vẫn tương tác được với ứng dụng mạng xã hội một cách bình thường.
Xây dựng website thương mại điện tử
Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, Web API còn hỗ trợ xây dựng các trang web bán hàng online. Đặc biệt trong việc thiết kế website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify. Bằng cách dùng API của Shopify gắn vào các thành phần trên trang web, bạn sẽ có một website thương mại điện tử.
Ngày nay, Web API là một phần không thể thiếu trong xây dựng và lập trình các dịch vụ web. Nó giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và cải tiến hiệu suất làm việc của website hiệu quả. Hi vọng rằng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về Web API là gì, cách hoạt động và ứng dụng của Web API trong thiết kế web. Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại câu hỏi ở phía dưới nhé!