Tất tần tật về API: API là gì trong Java và 4 ưu điểm của Java API

Chắc hẳn với những bạn mới tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình Java đều có chung thắc mắc API là gì trong Java. Tầm quan trọng của API cũng như những ưu điểm của Java API trong Java platform sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa API

API – Application Programming Interface – được định nghĩa là phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Một API gồm các lớp (classes), giao diện (interfaces), gói (packages), các phương thức (methods), các trường (fields) và cả các hàm tạo (constructors). 

Cần chú ý rằng API không phải là một ngôn ngữ lập trình. Cụ thể, để trả lời cho câu hỏi API là gì trong Java thì API là công cụ giúp cho người lập trình giảm bớt lượng câu lệnh trong phần mềm. Nó là câu lệnh hay hàm thông thường và được viết với nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có Java. Tóm lại, API có thể truy xuất đến một hàm hay một tập, từ đó thể trao đổi data giữa các ứng dụng.  

API là gì trong Java? 

Cụ thể, API nằm trong bộ công cụ phát triển Java (JDK – Java Development Kit). JDK thuộc nền tảng Java. JDK gồm có 3 thành phần chính: Java compiler, Java Virtual Machine (JVM) và cuối cùng là Java API

Hình minh họa cấu trúc nền tảng Java: 

Nguồn: educba

Nhiệm vụ của API là giải thích các chức năng của phần tử. Trong Java đã có một số lượng lớn các thành phần lập trình đã được tạo sẵn và sử dụng rộng rãi. Nhờ Java API mà các lập trình viên có thể sử dụng các chương trình viết sẵn này để rút ngắn số dòng lệnh phải viết. Cụ thể, việc sử dụng API sẽ giúp các coders lập tức tạo ra các lớp (classes) và gói (packages) lệnh bắt buộc của chương trình thay vì phải tự viết các câu lệnh. 

Để nói về vai trò của API là gì trong Java thì nó là bộ công cụ giúp các nhà lập trình tối ưu hóa câu lệnh và tiết kiệm thời gian trong suốt quá trình lập trình. Java API là nhân tố quan trọng của JDK và của nền tảng Java. 

4 ưu điểm của API trong Java là gì?

Như đã phân tích vai trò của API là gì trong Java, ta đã biết rằng chúng là bộ phận không thể thiếu của nền tảng Java. Vậy cụ thể, ưu điểm của API là gì trong Java?

Tự động hóa: Với Java API , thay vì con người, hệ thống máy tính có thể kiểm soát công việc. Thông qua các API, các tổ chức có thể nâng cấp quy trình làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Ứng dụng: Vì các Java API  có thể dễ dàng truy cập vào các thành phần phần mềm, việc cung cấp các dịch vụ cũng như dữ liệu linh hoạt hơn nhiều.

Tích hợp: Các Java API cho phép nhúng nội dung bởi bất kỳ trang web hoặc phần mềm nào một cách dễ dàng hơn. Điều này đảm bảo cung cấp dữ liệu linh hoạt bổ sung và trải nghiệm người dùng được tích hợp sẵn. Từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. 

Các mạng xã hội (Facebook, Twitter,…) là một minh chứng cho câu hỏi ưu điểm của API là gì trong Java. Nhờ có Java API với khả năng tích hợp mà người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng cùng lúc như vừa trả lời tin nhắn, vừa cập nhật news feed,… cùng một lúc thay vì lần lượt. 

Hiệu quả: Sau khi cung cấp quyền truy cập cho Java API, nội dung được tạo ra có thể được phát hành ngay lập tức và nó có sẵn cho mọi kênh. Điều này cho phép nó được phân phối cũng như gửi đi một cách nhanh chóng.

Kết luận

Java API là một công cụ vô cùng hữu ích giúp các nhà lập trình rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm. Đồng thời nó giúp tăng hiệu năng cho phần mềm với khả năng tự động hóa, tích hợp, giúp ứng dụng hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết về vai trò của API là gì trong Java cũng như những ưu điểm của nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về API nói riêng và Java platform nói chung. 

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse luôn nằm trong top những IDE tốt nhất dành cho lập trình viên. Có thể các bạn quan tâm đến IT đã ít nhất một lần nghe đến cái tên này. Vì vậy, ở bài viết này, Got It sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về Eclipse là gì? Những ưu […]
Unit Test trong Java: Tất tần tật về Junit

Unit Test trong Java: Tất tần tật về Junit

Mức độ kiểm thử nhỏ nhất là Unit Test. Mỗi ngôn ngữ lập trình lại sử dụng khung kiểm thử riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Unit Test trong Java. Mục lục1. Unit Test là gì?2. Tại sao phải kiểm thử đơn vị?3. Unit Test trong Java4. Các tính năng của JUnit5. […]
Web API là gì? Web API hoạt động như thế nào?

Web API là gì? Web API hoạt động như thế nào?

Với những tính năng ưu việt, Web API ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng website. Vậy Web API là gì? Web API hoạt động như thế nào? Hãy cùng Got It khám phá những thông tin thú vị này trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcWeb API là gì?Web API […]
RESTful API Laravel và những ưu, nhược điểm của nó

RESTful API Laravel và những ưu, nhược điểm của nó

So với nhiều loại API khác, RESTful API Laravel có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận. Bài viết này sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của việc xây dựng RESTful API với Laravel. Mục lụcRESTful API Laravel là gì?Ưu điểm của việc tạo RESTful API bằng Laravel1. Dễ cấu hình và mở rộng2. […]
RESTful API là gì? 6 ràng buộc kiến trúc cơ bản của RESTful API

RESTful API là gì? 6 ràng buộc kiến trúc cơ bản của RESTful API

RESTful API từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các lập trình viên. Bài viết này sẽ trình bày một số nội dung tổng quát liên quan đến RESTful API. Mục lụcRESTful API là gì?Những ràng buộc kiến trúc cơ bản của RESTful API1. Client–server (Máy khách – máy chủ)2. […]
Top 6 sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật Pseudocode, Java và C/C++

Top 6 sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật Pseudocode, Java và C/C++

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật được coi là phần khó nhất của lập trình. Dưới đây, Got It tổng hợp 6 cuốn sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật sử dụng Java, C/C++ và Pseudocode nên đọc dành cho các sinh viên ngành CNTT hay các nhà phát triển phần mềm. Đọc […]