So với nhiều loại API khác, RESTful API Laravel có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận. Bài viết này sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của việc xây dựng RESTful API với Laravel.
Mục lục
RESTful API Laravel là gì?
RESTful API Laravel là khái niệm dùng để chỉ những API được thiết kế theo chuẩn REST bằng Laravel. Trong đó:
- API là viết tắt của Application Programing Interface (Giao diện lập trình ứng dụng). Thuật ngữ này dùng để chỉ phương thức kết nối, có thể là từ các ứng dụng đến các thư viện khác nhau.
- REST là từ viết tắt của REpresentational State Transfer (Truyền trạng thái đại diện). Đây là một tiêu chuẩn dùng để xây dựng API, giúp API trở nên thân thiện hơn với người dùng. Khái niệm này được Roy Fielding giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000 trong luận văn tiến sĩ nổi tiếng của ông.
- Laravel là một framework PHP miễn phí, có mã nguồn mở của Taylor Otwell dựa trên khái niệm kiến trúc model-view-controller (MVC).
Ngoài Laravel, ta vẫn có nhiều framework khác để xây dựng RESTful API bằng ngôn ngữ PHP như là Lumen, Wave, Silex hay Limonade. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà Laravel luôn được đánh giá cao và là ưu tiên hàng đầu của các lập trình viên.
Ưu điểm của việc tạo RESTful API bằng Laravel
Nhìn chung, so với các framework khác thì RESTful API tạo từ Laravel có một số ưu điểm như sau:
1. Dễ cấu hình và mở rộng
Ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất của Laravel đó là nó cực kỳ dễ cấu hình và mở rộng. Chính vì Laravel hoàn toàn miễn phí, có mã nguồn mở và rất phổ biến, nên nó cũng có rất nhiều thao tác và tiện ích mở rộng. Chúng giúp cho Laravel gần như làm được bất cứ điều gì người dùng mong muốn.
2. Nguồn tài liệu hướng dẫn dồi dào
Laravel có một kho tài liệu hướng dẫn dồi dào, bao gồm các đoạn video, sách và website. Chúng trình bày rõ ràng về từng chi tiết của framework này. Do đó, Laravel thường là lựa chọn đầu tiên của những người mới bước chân vào thế giới PHP, vì nó vừa phổ biến vừa dễ tham khảo. Bạn khó có thể tìm ra một sự lựa chọn tốt hơn nó.
3. Hỗ trợ PHP 8
Một lợi ích lớn của Laravel là nó hỗ trợ PHP 8. Mặc dù điều này không quan trọng với nhiều người, nhưng PHP 8 sẽ giúp hiệu suất tăng đáng kể. Trước đây, Laravel cũng là framework tiên phong trong việc hỗ trợ PHP 7. Điều này sẽ khiến người dùng yên tâm vì cho thấy nó luôn được cập nhật thường xuyên.
4. Nhiều tính năng đặc biệt kèm theo
Laravel được đóng gói với một số tính năng đặc biệt. Chẳng hạn, Laravel Scout dùng để quản lý cơ sở dữ liệu bằng cách đồng bộ hóa các chỉ mục tìm kiếm với Eloquent ORM ActiveRecord. Hay Laravel Echo dùng để truyền các bản cập nhật dữ liệu qua kết nối WebSocket để triển khai giao diện người dùng thời gian thực. Trong một số trường hợp, những tính năng này sẽ phát huy tính hữu ích với người sử dụng.
Nhược điểm của việc tạo RESTful API bằng Laravel
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, RESTful API Laravel có một số nhược điểm như sau:
1. Phụ thuộc vào truy vấn cơ sở dữ liệu
Điều khiến người dùng dễ đau đầu là Laravel quá phụ thuộc vào các truy vấn cơ sở dữ liệu. Thậm chí, nhiều nhà phát triển đánh giá là “quá mức” cần thiết. Mặc dù đây không phải là vấn đề với những dịch vụ lớn, nhưng Laravel được xác nhận là một framework “nhẹ”, nên điều này đi ngược lại với tiêu chí đó.
2. Định tuyến ngược phức tạp
Điểm hay của Laravel là có hỗ trợ định tuyến ngược, nghĩa là URL được dẫn xuất từ một tuyến nhất định, thay vì ngược lại. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng định tuyến ngược trong Laravel hơi phức tạp. Thậm chí, nó có thể tạo ra chi phí trên một microservice (tiểu dịch vụ).
3. Thiếu hỗ trợ từ cộng đồng
Nhược điểm lớn khiến Laravel bị đánh giá thấp là nó không có cộng đồng hỗ trợ người dùng. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh thì Larevel hoàn toàn thua thiệt. Nhất là khi nhiều cộng động đã gây dựng được tên tuổi như Ruby gems, Python PIP hay là Node.js NPM.
Nhìn chung, Laravel là một framework hết sức mạnh mẽ. Mặc dù nó có một số hạn chế nhưng không đáng kể và hoàn toàn có thể khắc phục được. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về RESTful API Laravel.