Vì sao bạn nghỉ việc?

Nếu bạn đã từng nghỉ việc một lần, tôi nghĩ bạn có thể thấy hình bóng của mình đâu đó trong bài viết này. Nếu bạn chưa từng nghỉ việc, nhưng lại nghĩ có thể lúc nào đó trong tương lai mình sẽ cân nhắc, tôi khuyên bạn nên đọc thử. Còn nếu bạn nghĩ rằng, mình đã “kết hôn” vĩnh viễn với công ty rồi, hãy ném bài viết này vào mục đừng bao giờ mở nhé.

Một buổi nói chuyện cùng các chàng trai sinh viên đại học Bách Khoa tại văn phòng Got It. Các em cũng hoang mang lắm trong khoản, nên vào công ty nào chị ơi…

Thế là cũng gần 8 năm rồi kể từ ngày chập chững bước làm nghề tuyển dụng trong mấy công ty công nghệ — phần mềm. Tám năm, chắc chắn không phải là một quãng thời gian quá dài, nhưng cũng chẳng quá ngắn trong nghề nhân sự. Nó đủ cho tôi vài trải nghiệm với vài công ty: từ start up, công ty nhỏ, vừa đến “siêu bự”. Mỗi lần phòng vấn và đi làm ở một công ty lại cho tôi những trải nghiệm khác nhau. Nhưng điều kì lạ là, dù công ty nào tôi đến, họ đều hỏi một câu: “Vì sao em nghỉ việc?”.

Lần gần đây nhất, khi Got It hỏi vì sao có đến mấy công ty, tôi chỉ làm trong thời gian ngắn, tôi đã hỏi lại rằng: “Giả sử, trong một thoáng, anh nhận ra cuộc sống của mình mỗi ngày là một ngày ngột ngạt, và ngày nào anh cũng khát khao nghỉ việc, thì níu kéo để đẹp CV liệu có ích gì?”.

Là vậy đó, bạn có chân thật nói lý do hay không là một chuyện. Nhưng chung cuộc, với kinh nghiệm đổi việc của bản thân và của những người đã kể cho tôi nghe về cuộc đời đi làm của họ, tôi thấy có 2 lý do hay được kể đến nhất. Trước hết là:

#1. Không phải chuyện tiền, mà là… rất nhiều tiền.

Góc “khóc nhè” ở Got It. Nơi tôi hay đùa mọi người là, có đôi lúc làm không được việc, bị Founder mắng ức lắm, phải ra đây ngồi khóc. Nếu bạn biết, thì nước mắt và nỗi buồn cũng là một phần đáng được trân trọng của cuộc sống mỗi người.

Rất nhiều người nói với tôi rằng tiền không quan trọng. Và tôi sẽ nói với bạn: Điều đó thật nhảm nhí! Tiền đương nhiên là quan trọng, nó giúp bạn nuôi sống chính mình và trở nên tự lập. Tiền còn giúp bạn chi trả mọi hoá đơn, nuôi lớn con cái và phụ giúp gia đình. Vậy thì thế quái nào mà tiền lại không quan trọng?

Bản thân đồng tiền không có gì sai, và thậm chí có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Và càng chẳng có gì sai, khi bạn muốn một mức lương phù hợp với năng lực để sống tốt và lo cho gia đình.

Thế nhưng, bạn của tôi ơi. Khi mức lương bạn đã tạm đủ để lo cho cuộc sống, dù bạn có kiếm thêm nhiều nữa, thì liệu nó có mua được hạnh phúc của bạn? Tôi cũng đã từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau, nhiều mức lương khác nhau, và tôi cũng nhận thấy hạnh phúc của mình rất khác nhau. Hãy thử một lần thành thật, khi bạn đọc đến dòng này của tôi:

Bạn có hạnh phúc khi làm công việc hiện tại không?

Và bạn cần tối thiểu bao nhiêu tiền, để có thể nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và con cái?

Bạn thân mến, phải chăng có những lúc, chúng ta đã quá tập trung vào vật chất mà quên mất đi rằng, hình như lâu lắm rồi mình chưa cười, lâu lắm rồi, mình chưa hề được sống “thật”, và hạnh phúc. Ta cũng thường quên mất rằng, ở phía cuối của cuộc hành trình trên Trái Đất này, chúng ta chẳng thể mang theo tiền, mà chỉ có thể mang theo trải nghiệm, bao gồm nỗi buồn và cả những niềm vui.

Vậy nên, phía sau của vật chất, công việc không phải chỉ là thứ chỉ để chúng ta kiếm tiền mà là còn là thứ giúp ta nhận ra: ta đã làm được điều gì, ta có thể phát triển như thế nào và trở nên hạnh phúc ra sao.

Với tôi, điều này rất quan trọng.

Tôi chỉ cần một mức vừa đủ để nuôi mình và gia đình, phần còn lại, tôi muốn một offer nhiều hạnh phúc. Bạn thì sao?

#2. Không ghét công ty, không ghét đồng nghiệp, nhưng tôi ghét… sếp của mình.

Chân dung sếp tôi hiện tại, khi mà anh đang mải “huấn luyện” “chú” Gabi, một chuyên gia của Silicon Valley ăn trứng vịt lộn để “trở thành người Việt Nam”.

Hùng Trần đã từng hỏi tôi trong lần gặp đầu tiên: “Theo kinh nghiệm làm nhân sự của em, điều gì khiến người ta hay thôi việc?”. Tôi bình tĩnh trả lời, “Theo cả thống kê lẫn sự thật em trải qua, thì đó là do sếp. Vì trước khi nói về mọi thứ, sếp là người ảnh hưởng đến họ trực diện, là người tạo ra môi trường, sự phát triển và là tương lai họ có thể trở thành.”

Và phải thành thật mà nói, chẳng ai thích những người luôn ngồi chỉ tay năm ngón và không hiểu chuyện. Tôi sẽ phải mất hàng giờ giải thích, và hàng tấn năng lượng mà đáng lẽ ra, tôi có thể làm nhiều điều thú vị hơn với chúng. Về cơ bản, tôi thích một người sếp có tầm nhìn, người có thể nhìn thấy những điều tôi chưa thấy, và giúp tôi có được thành công mà tôi chưa đạt được.

Và tôi cũng đặc biệt thích một người sếp không đăm đăm quản lý về giờ giấc. Nói sao để bạn hiểu nhỉ, tôi không muốn bị ai đó luôn nhìn vào cái giờ đi giờ về của tôi thay vì nhìn nhận cái tôi làm được. Đương nhiên, tôi cũng không quá vô tổ chức vô kỷ luật đâu, nhưng thú thực, cảm giác muộn 1giây — phạt 20.000 đồng và nhân bội số sẽ khiến tôi giết chết sự sáng tạo của mình.

Và tôi cũng muốn được lắng nghe nữa. “Được lắng nghe chắc hẳn là một nhu cầu cơ bản của của con người và cần được thoả mãn một cách xứng đáng. Cũng như sếp, tôi cũng có tiếng nói và suy nghĩ của riêng mình, và tôi muốn được chia sẻ. Tôi luôn tôn trọng sếp khi anh nói, nhưng tôi cũng đòi hỏi điều ngược lại từ người thuyền trưởng của mình.

Và vì thế, khi đi phỏng vấn chỗ làm mới, tôi thường quan sát, đánh giá và lựa chọn sếp của mình. Tôi chọn người tôi có thể tận tuỵ làm việc cùng và là người khiến tôi tin tưởng. Chẳng bao giờ muốn như mấy cô dâu thời xưa, lấy chồng mà không biết mặt người đàn ông dẫn dắt cuộc đời mình, tôi cho mình cơ hội được lựa chọn sếp mình.

Bạn thân mến, sếp của bạn, chính là tương lai của bạn, là người bạn đối mặt và là người quản lý bạn.

Thế thì, bạn có muốn ở cạnh một người nhỏ nhen, ích kỷ, chi ly?

Hay liệu bạn có muốn ở cạnh một người không thông minh, không sáng suốt và không có tầm nhìn?

Lựa chọn là ở bạn, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Hai chàng trai của Got It Việt Nam trong chặng hành trình đến với Silicon Valley.

Còn nhiều lắm những lý do để nghỉ việc, đủ để tôi dành rất nhiều bài viết cho nó. Thế nhưng điều lạ lùng là, tôi chỉ có một lý do để nhận việc: “Tôi muốn được hạnh phúc”.

Tôi về cơ bản, muốn được cười thật tươi, vì bạn biết đấy, tôi dành thời gian cho công việc ít nhất 8 tiếng một ngày — nghĩa là 1/3 ngày, nghĩa là mỗi sáng mở mắt ra, làm việc chính là thứ tôi dành thời gian nhiều hơn tất thảy mọi hoạt động khác. Vậy nên, mỗi khi nhắc đến chúng, tôi muốn được cười thật tươi.

Tôi về cơ bản, muốn được sống trong một bầu không khí thật sự trong sạch. Là khi đồng nghiệp tôi yêu thương và san sẻ, và tôi không phải sợ bất cứ điều gì.

Tôi về cơ bản, sau tất cả, muốn mang theo niềm hạnh phúc trên mỗi chặng hành trình và với từng đồng nghiệp, ứng viên, khách hàng, và bất kì ai tôi tiếp xúc. Tôi cũng muốn, bạn cũng sẽ có những trải nghiệm hạnh phúc khi làm việc và gặp tôi.

Còn bạn thì sao?

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
July 02, 2019
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Cơ hội việc làm

Frontend Lead

Engineering
Các bài viết liên quan
Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Got It Phát Hành MathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang Và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở Mỹ

Mục lụcMathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học Truyền ThốngÝ tưởng đột pháCông nghệ tiên tiếnMathGPT Miễn Phí Cho Tất Cả Các Tiểu Bang và Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Ở MỹKỳ Vọng Vào Tương Lai Của MathGPT MathGPT – Công Nghệ Vượt Trội Cải Tiến Cách Dạy Và Học […]
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]
Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Dù xu hướng ngày nay đã có ít nhiều thay đổi, song con gái làm IT vẫn có thể được coi là “những bông hoa hiếm có khó tìm”. Uyên Trần: Cuộc trò chuyện ngày hôm nay của chúng ta có chị Hoà, người đã làm Developer hơn 10 năm và cả Sam, Ellie, những […]
Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Làm sản phẩm hay outsource tốt hơn? Đó là một chủ đề vẫn luôn được bàn luận cùng những ý kiến trái chiều. Bài viết dựa trên những quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, hy vọng bạn sẽ đón nhận với một tâm thế cởi mở và comment bên dưới để […]
Chuyện làm HR trong ngành IT

Chuyện làm HR trong ngành IT

Q: Vốn tốt nghiệp Ngoại thương, cánh cửa nào đã đưa Hiền đến với công việc HR trong ngành IT? Khởi đầu của bạn diễn ra như thế nào? A: Lúc đầu, mình chỉ nghĩ muốn làm việc gì liên quan đến con người thôi, vì tính mình dễ hoà đồng, chứ cũng không đặt […]