Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?

Nếu đã quyết định trở về Việt Nam làm việc, tôi tin rằng bạn sẽ thấy mình trong bài viết sau đây. Còn nếu bạn còn đang phân vân chuyện trở về, thì tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này để biết những viễn cảnh có thể xảy ra khi chọn Việt Nam làm nơi bắt đầu sự nghiệp. Liệu môi trường ở Việt Nam bây giờ đã cởi mở hơn xưa? Liệu du học sinh trở về có tìm được một công việc “xịn xò” đủ để mình gắn bó trong ít nhất vài năm tới?

Bạn đã sẵn sàng cho hành trình trở về?

Kể cả khi cầm hộ chiếu và tấm vé một chiều trên tay, tôi vẫn chưa thể trả lời những câu hỏi trên. Giống như nhiều người bạn của mình, tôi về Việt Nam chỉ bởi thèm được về nhà, thèm cái cảnh buổi sáng thong thả ăn phở, tối đến đi trà chanh cùng đám bạn, cuối tuần về quây quần bên gia đình.

Đi để trở về…

Về Việt Nam là một cảm giác an tâm mà tôi hằng nhung nhớ… cho đến khi tôi phải đi tìm việc. Hẳn hồi còn đi học, bạn cũng đã từng vài lần đi làm part-time, làm intern. Nhưng tin tôi đi, việc nghiêm túc chuẩn bị cho một công việc full-time hồi hộp và mông lung hơn nhiều. Tôi đọc hàng trăm chiếc JD (Job Description — mô tả công việc), tìm hiểu hàng chục công ty mà vẫn chẳng thể biết được đâu là môi trường làm việc phù hợp. Một người bạn thậm chí còn bị bắt ở nhà để bố mẹ xin việc cho, vì họ sợ con mình ở nước ngoài quen rồi, về Việt Nam dễ bị bắt nạt, vất vả.

Mỗi người một cảnh, nhưng hiển nhiên, bất an là điều khó tránh. Với trải nghiệm của bản thân cũng như từ những người xung quanh, có thể kể ra 05 nỗi bất an thường gặp của du học sinh khi tìm việc ở Việt Nam.

Đây là một trong những câu tôi hay nghe nhất mỗi khi đám bạn phàn nàn về công việc. Ở những nơi như Mỹ, nhịp sống và những ràng buộc về chi phí thường khiến người ta phải không ngừng phấn đấu để chu cấp cho bản thân. Nhưng chính những thử thách, áp lực ấy lại tạo nên những viên kim cương, những thành tựu xuất chúng, hay những bước nhảy vọt trong sự nghiệp. Khi trở về Việt Nam, có lẽ bạn sẽ phải chọn lựa thật kỹ càng, bởi không phải công ty nào cũng cho bạn được “lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

Để không rơi vào viễn cảnh ấy, bạn nên trao đổi thật kỹ về công việc của bạn trong quá trình phỏng vấn. Hãy hỏi về những thử thách mà công việc đặt ra, cũng như cách mọi người trong công ty giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể nhìn vào sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho người dùng của họ, công nghệ họ đang sử dụng, nhất là khi bạn muốn ứng tuyển vào một công ty product như Got It. Khi đó, sản phẩm sẽ là minh chứng rõ ràng nhất để biết công việc này có đủ thú vị, đủ thử thách để bạn phát triển hay không.

Một xã hội giàu ngữ cảnh (high-context) vốn là đặc trưng của các nước phương Đông, nhưng quả thực, không chỉ tôi mà gia đình, bạn bè đều “ngại” khi nhắc đến điều đó. Nếu ở phương Tây, khái niệm “personal space” (không gian cá nhân) hay cá tính thường được tôn trọng thì ở Việt Nam, nhiều khi ta không thể quá thoải mái như khi “ở bển”. Trở về Việt Nam, tôi sợ cảnh mình phải sống ở mấy công sở như trong phim dài tập, ngồi không cũng có thể “dính” drama!

Nhưng tôi tin rằng mình có thể chọn một công ty phù hợp bằng cách quan sát thật kỹ khi đi phỏng vấn. Hãy tận dụng mọi giác quan để cảm nhận về văn hoá của một công ty, và hãy tin vào trực giác. Bạn có thể để ý đến phong cách thiết kế của văn phòng, cách người phỏng vấn trò chuyện với bạn, ánh mắt và ngôn ngữ của họ có thiện chí, chân thành hay không, họ dùng thái độ như thế nào với những người khác nhau, v.v..

Bạn cũng có thể tham gia office tour để hiểu hơn về công ty mình nhắm đến.

Không có một công thức chung nào để định nghĩa một công ty “lành mạnh”, nhưng bạn có thể quan sát và cảm nhận để tìm ra nơi phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, việc chọn những công ty có yếu tố nước ngoài, công ty đến từ quốc gia bạn từng đi du học hiển nhiên cũng giúp bạn dễ hòa nhập hơn.

Một anh bạn khác của tôi thì sợ sự phân cấp quá rõ ràng ở nhiều công ty Việt Nam. Khi đi học, chúng tôi có thể thẳng thắn cãi tay đôi với thầy cô để chứng minh luận điểm của mình mà chẳng sợ bị “đì” hay ghét bỏ. Nhưng đi làm lại khác. Ở nhiều nơi, chúng tôi vẫn bị coi là “trẻ con”, ý kiến không được quan tâm. Uất ức nhất là khi bạn có năng lực, nhưng lại không được đề bạt hay giao cho công việc quan trọng, muốn làm lãnh đạo bằng thực lực cũng thật khó khăn. Tất cả chỉ vì bạn còn trẻ, và nhiều người vin vào đó để từ chối bạn thay vì đánh giá một cách công bằng.

Hiệp (ở giữa) với rất nhiều cố gắng đã được tin tưởng giao trọng trách team leader cho sản phẩm Excelchat đình đám.

Tôi thấy may mắn khi người sếp hiện tại luôn nhấn mạnh chữ “FAIR” — sự công bằng. Chúng tôi được đề đạt ý kiến của mình ở mọi cuộc họp và thảo luận, dù là họp nhóm nhỏ hay họp toàn công ty. Mọi đóng góp sẽ được lắng nghe và cân nhắc, chỉ cần nó nghiêm túc và bạn dám nói lên. Ở Got It, teamleader trẻ nhất mới chỉ 24 tuổi, phụ trách cho một sản phẩm triệu đô của công ty — tất cả đều nhờ vào năng lực của mình.

Đó chính là lí do tôi thường ứng tuyển vào các công ty trẻ, nơi không quá đặt nặng chuyện cấp bậc và thực sự coi trọng những đóng góp của từng thành viên. Bởi họ còn non trẻ, họ bấp bênh và mỗi bước đi đều liên quan đến sự sống còn của cả công ty, nên những người giỏi sẽ càng được trọng dụng. Ở đó, chỉ cần bạn nghiêm túc với công việc và thực sự tạo ra giá trị, bạn sẽ được trân trọng xứng đáng.

Với một fresher (sinh viên mới ra trường), chương trình đào tạo ở công ty là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ đặt nền móng cho cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của bạn về sau. Bản thân tôi nghĩ rằng training program nên là một trong những điểm quan trọng nhất để quyết định mình có nên apply vào một công ty hay không.

Hãy tìm cho mình một người dẫn đường tận tâm.

Có hai cách nhanh gọn và hiệu quả để kiểm tra. Cách thứ nhất, hãy hỏi một nhân viên của chính công ty đó. Đừng ngại tìm họ thông qua bạn bè hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn và lịch sự hỏi họ về công ty, chương trình đào tạo và cách làm việc. Nó không chỉ giúp bạn tiếp xúc được với nguồn thông tin uy tín, mà còn có thêm cảm nhận về công ty, về những người rất có thể bạn sẽ làm việc cùng đến 8h/ngày. Thứ hai, bạn có thể hỏi người phỏng vấn hoặc liên hệ với HR (bộ phận nhân sự). Đó là những người nắm khá rõ thông tin về training, hoặc ít nhất cũng có thể kết nối bạn với người phụ trách trong mảng đó.

Một người chị đã nói với tôi, “Một ngày em ở office ít nhất 8 tiếng, có khi còn nhiều hơn thời gian gặp gia đình. Nếu em không thích công việc thì sao mà làm được?”. Tôi muốn trước khi quyết định gắn bó với một công ty, tôi phải tìm ra ít nhất một lí do khiến mình muốn đi làm mỗi ngày. Đó có thể là tầm nhìn, là sản phẩm, là giá trị cốt lõi, hay đơn giản là môi trường và những đồng nghiệp hợp cạ. Cảm hứng vốn là một thứ mông lung, không dễ thấy. Nhưng đừng vội, bạn hoàn toàn có thể dành thời gian thử việc để quyết định điều này.

Khi mới vào Got It, tôi chỉ nghĩ đây là một công ty product, vào rồi sẽ được làm sản phẩm, cũng có nhiều cái hay ho. Nhưng trong quá trình thử việc, mỗi tuần chúng tôi đều tham gia một buổi họp toàn công ty — All-hands meeting. Ở đó, cả team sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về ảnh hưởng tích cực từ sản phẩm của Got It đối với người dùng, về cách Got It phục vụ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới mỗi ngày.

Got It luôn chia sẻ cũng nhau những khoảnh khắc đáng nhớ!

Phục vụ hàng triệu người tìm kiếm tri thức, giải quyết vấn đề chỉ trong vài giây với AI và chuyên gia trong lĩnh vực, nói chuyện với kho dữ liệu… dần dà những thứ đó đã khiến tôi thật sự tò mò và muốn là một phần của chúng. Những thử thách, những khi cả team cong lưng tìm lời giải cho những vấn đề “đau não” về khoa học máy tính lại chính là thứ tạo nên cảm hứng. Và bất giác tôi đã ở lại, cho đến ngày hôm nay.


Và đó là câu chuyện về những nỗi sợ của tôi, của nhiều du học sinh trước chuyện về nước làm việc. Nhưng bạn thấy đấy, Việt Nam dù chưa thể bì kịp những Giấc mơ Mỹ hay Cuộc sống trời Âu, nhưng cũng không phải là nơi chỉ toàn quan liêu, trì trệ và lỗi thời. Có thể bạn sẽ phải đãi cát tìm vàng, hoặc may mắn có ngay cho mình một công ty như ý. Tôi đã tìm được Got It trên hành trình của mình. Còn bạn thì sao?

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
May 21, 2020
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Con đường IT nào dành cho dân kinh tế?

Cơ hội mới dành cho ai không biết lập trình, ghét việc “bàn giấy"!
Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Làm đồng thời Manual và Automation Tester là trải nghiệm thế nào?

Manual và Automation Testing vốn có nhiều điểm khác biệt, nhưng nếu làm song song cả hai công việc này một lúc, một người Tester sẽ có trải nghiệm thế nào? Câu chuyện dười đây kể về Samsam – một người trẻ gắn bó với cả hai mảng kiểm thử từ những ngày đầu tiên, […]
Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Khi con gái làm IT: Thách thức và bài học?

Dù xu hướng ngày nay đã có ít nhiều thay đổi, song con gái làm IT vẫn có thể được coi là “những bông hoa hiếm có khó tìm”. Uyên Trần: Cuộc trò chuyện ngày hôm nay của chúng ta có chị Hoà, người đã làm Developer hơn 10 năm và cả Sam, Ellie, những […]
Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Software Engineer và câu chuyện làm sản phẩm

Làm sản phẩm hay outsource tốt hơn? Đó là một chủ đề vẫn luôn được bàn luận cùng những ý kiến trái chiều. Bài viết dựa trên những quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo, hy vọng bạn sẽ đón nhận với một tâm thế cởi mở và comment bên dưới để […]
Chuyện làm HR trong ngành IT

Chuyện làm HR trong ngành IT

Q: Vốn tốt nghiệp Ngoại thương, cánh cửa nào đã đưa Hiền đến với công việc HR trong ngành IT? Khởi đầu của bạn diễn ra như thế nào? A: Lúc đầu, mình chỉ nghĩ muốn làm việc gì liên quan đến con người thôi, vì tính mình dễ hoà đồng, chứ cũng không đặt […]
Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Design System — “Bỏ cuộc hay tự thay đổi để thích nghi?”

Trong quá trình tìm hiểu để viết bài này, tôi đã hỏi các HTML engineers về áp lực mà họ đã phải đối mặt trước khi có Design System. Một người anh kể rằng đã từng nghĩ đến việc rời bỏ Got It, vì công việc của anh có những thời điểm rất nhàm chán, […]