NodeJS là nền tảng có khối lượng người dùng đông đảo được xây dựng trên V8 JavaScript Engine. Vậy, NodeJS dùng để làm gì? Chúng có những tính năng quan trọng nào? Cùng theo dõi bài viết sau của Got It để hiểu thêm về nền tảng này bạn nhé!
Bạn đã hiểu gì về NodeJS?
Để biết được NodeJS dùng để làm gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của nó. Cơ bản, NodeJS là một nền tảng được Ryan Lienhart Dahl phát triển năm 2009. Nền tảng này được viết bằng viết bằng C++ và JavaScript dựa trên“V8 Javascript engine”.
Có NodeJS, bạn không chỉ có thể tương tác với các website, mà còn làm được nhiều thứ với JavaScript. Đây được coi là một nền tảng tuyệt vời giúp bạn xây dựng các ứng dụng web đơn giản và mở rộng nó một cách dễ dàng.
NodeJS dùng để làm gì?
Đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi bắt đầu học NodeJS. Nếu nói một cách đơn giản, nền tảng này được sử dụng để xây dựng các ứng dụng, phát triển các website một cách hiệu quả.
Cụ thể hơn, NodeJS được dùng để thiết kế, xây dựng một ứng dụng mạng mở rộng. Khi bạn mong muốn ứng dụng web của mình hỗ trợ kết nối nhiều người dùng hơn, thì bạn cần thêm nhiều máy chủ. Nhưng điều này sẽ làm tăng chi phí máy chủ, chi phí lưu lượng và nhân công. Ngoài ra, việc dùng nhiều máy chủ sẽ khiến các tài nguyên phải được chia sẻ giữa tất cả các máy chủ.
Chính vì vậy, NodeJS đã thay đổi cách kết nối với máy chủ. Điều này giúp mỗi kết nối chỉ tạo ra một sự kiện đang chạy trong tiến trình của NodeJS, thay vì tạo một chuỗi hệ điều hành mới cho mỗi kết nối. Điều này giúp ứng dụng website mở rộng dễ dàng mà không hề gặp lỗi hay trở ngại gì.
Các tính năng quan trọng của NodeJS
Để làm được nhiệm vụ như trên, NodeJS sở hữu rất nhiều tính năng nổi trội. Một trong những những tính năng quan trọng nhất của NodeJS là:
- Không đồng bộ và hướng sự kiện: Tất cả các API của thư viện NodeJS đều không đồng bộ.
- Rất nhanh: NodeJS được xây dựng trên JavaScript V8 của Google Chrome. Vì thế, thư viện NodeJS thực thi mã với tốc độ cực nhanh.
- Là nền tảng Single Threaded nhưng có khả năng mở rộng cao.
- No Buffering: các ứng dụng của NodeJS không đệm bất kỳ dữ liệu nào bao giờ, chúng chỉ xuất dữ liệu trong khối.
- License: NodeJS phát hành theo giấy phép của MIT.
Trên đây là những thông tin khái quát về nền tảng NodeJS. Nếu bạn đang cần phát triển website một cách dễ dàng, thì đây là một công cụ hiệu quả. Hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi NodeJS dùng để làm gì của mình. Để giải đáp thêm những câu hỏi khác, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!