Tổng hợp 3 cách nhúng JavaScript vào HTML đơn giản nhất

JavaScript là công cụ tuyệt vời giúp các website trở nên sống động hơn trong mắt người dùng. Để sử dụng được JavaScript, bạn cần biết cách nhúng JavaScript vào HTML để tối ưu nhất. Thông thường, có 3 cách để chèn (nhúng) JavaScript vào HTML. Hãy cùng tìm hiểu JavaScript là gì? Cũng như cách nhúng JavaScript qua bài viết dưới đây.

JavaScript là gì?

JavaScript là ngôn ngữ kịch bản (Scripting Language) được sử dụng phổ biến để lập trình website. Đây là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và đa năng, rất hữu ích với các lập trình viên công. Nó còn giúp dân IT có thể lập trình Front-end tiện lợi và nhanh chóng. JavaScript cùng với HTML và CSS sẽ tạo nên 1 website hoàn thiện. 

nhúng JavaScript vào HTML
Cách nhúng JavaScript vào HTML

Đối với một website thì JavaScript là đoạn code giúp các thành phần của Website tương tác với nhau cũng như giúp người sử dụng có thể giao tiếp với website. Hiện nay, bạn có thể sử dụng trực tiếp JavaScript để lập trình Front-end dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể dùng các framework như ReactJS, AngularJS và VueJS để tạo nên website.

3 cách nhúng JavaScript vào HTML

Để lập trình được website hoàn thiện, ta phải thêm JavaScript vào HTML. Đoạn mã HTML sẽ tạo nên bố cục ban đầu của website. Thế nhưng nếu chỉ có HTML không thì website sẽ không thể tương tác được. Do đó, ta cần phải thêm (nhúng) JavaScript vào HTML. Có 3 cách để thêm JavaScript vào HTML như sau:

Nhúng JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Internal

Cách đầu tiên mà bạn có thể dùng để chèn JavaScript vào HTML là sử dụng kiểu Internal. Ở cách này, bạn sẽ viết trực tiếp code JavaScript trong HTML. Thông thường, với cách Internal, bạn có thể chèn đoạn mã JavaScript vào thẻ <head> hay <body> đều được. Để chèn mã JavaScript vào HTML, bạn hãy đặt đoạn mã này trong 2 thẻ <script></script>. Sau đó hãy tiến hành viết code như bình thường.

JavaScript là gì
Chèn JavaScript vào HTML kiểu Internal

Thêm JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Inline

Cách nhúng JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Inline cũng tương tự như kiểu Internal. Với cách này, bạn có thể viết trực tiếp vào HTML mà không cần sử dụng thẻ <script>. Tuy nhiên, chỉ một vài trường hợp có thể dụng cách viết này. Những đoạn mã JavaScript có thể ứng dụng kiểu Inline là khi dùng các tính năng DOM. Ví dụ như Onclick và thao túng thẻ <button>. 

Nhúng JavaScript gián tiếp kiểu External

Cách cuối cùng bạn có thể chèn JavaScript vào HTML là sử dụng kiểu External. Đối với cách này, bạn sẽ tách file JavaScript thành 1 file độc lập rồi sau đó dẫn đường link của file đến file HTML. Đầu tiên, bạn hãy viết code JavaScript vào một file độc lập và lưu lại với đuôi “.JS”. Tiếp theo, bạn hãy cùng cú pháp <script src=”duong-dan-file-JavaScript.JS”></script> để chèn file JavaScript vào HTML. Các bạn để có chèn đoạn code vào thẻ <head> hay <body> đều được.

HTML là gì
Cách nhúng kiểu External

Để kết hợp được JavaScript với HTML và CSS, bạn cần phải thêm JavaScript vào HTML. Cách nhúng tuy đơn giản nhưng cũng không nên chủ quan vì nếu sai một lỗi sẽ rất khó phát hiện ra. Hãy ghi nhớ 3 cách nhúng JavaScript vào HTML như trên để dễ dàng thành công hơn.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse luôn nằm trong top những IDE tốt nhất dành cho lập trình viên. Có thể các bạn quan tâm đến IT đã ít nhất một lần nghe đến cái tên này. Vì vậy, ở bài viết này, Got It sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về Eclipse là gì? Những ưu […]
Những cách lấy giá trị checkbox bằng JavaScript đơn giản nhất

Những cách lấy giá trị checkbox bằng JavaScript đơn giản nhất

Làm sao để lấy giá trị checkbox bằng JavaScript? Nhiều bạn khi bắt đầu học lập trình web rất hay phân vân câu hỏi này. Đây là một trong những tác vụ quan trọng giúp người dùng tương tác với website. Hãy cùng tìm Got It hiểu cách lấy giá trị checkbox khi sử dụng […]
JavaScript là gì? Giải thích chi tiết về JavaScript

JavaScript là gì? Giải thích chi tiết về JavaScript

JavaScript là gì? Đây là câu hỏi phổ biến mà các nhà tuyển dụng thường dùng khi phỏng vấn bạn về Frontend. Nếu bạn đang apply cho vị trí Frontend Engineer, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu rõ về JavaScript. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất các egineer hay dùng để tạo […]
MEAN Stack là gì? Cấu trúc, ưu điểm của MEAN Stack

MEAN Stack là gì? Cấu trúc, ưu điểm của MEAN Stack

MEAN Stack là gì? Với những ai đã và đang làm việc với JavaScript thì chắc hẳn đã từng nghe đến khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về định nghĩa, cấu trúc và ưu điểm của giải pháp phát triển ứng dụng web này.  Mục lục1. MEAN Stack là […]
Những code HTML cơ bản nhất

Những code HTML cơ bản nhất

Loại code HTML cơ bản dễ học nhất hiện nay là gì? Những người lập trình viên mới vào nghề thường khá lúng túng không biết nên bắt đầu học từ đâu và học gì dễ hiểu dễ thực hành nhất. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thẻ HTML đơn giản và […]
Ngôn ngữ HTML là gì? Tìm hiểu cấu trúc HTML

Ngôn ngữ HTML là gì? Tìm hiểu cấu trúc HTML

Cấu trúc HTML mạch lạc, khoa học giúp cho website hoạt động ổn định. Hiện nay, mỗi website đều được xây dựng với những cấu trúc khác nhau. Vậy khi phát triển website, lập trình viên nên xây dựng cấu trúc ngôn ngữ web HTML như thế nào? Got It sẽ chia sẻ những thông […]