Bắt đầu học ngôn ngữ lập trình Python qua các dự án

Học ngôn ngữ lập trình Python là luôn nằm trong top những điều mọi người nên làm trong những năm gần đây. Python được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hot như Khoa học Dữ liệu, phát triển web, kỹ thuật phần mềm, phát triển trò chơi, tự động hóa…

Sẽ rất khó để hiểu được cách hoạt động, cách mọi thứ kết hợp với nhau trong Python khi bạn mới chỉ là một newbie, hay chỉ đọc lý thuyết.

  • Liệu cách tốt nhất để học Python là gì?
  • Làm sao để vượt qua những lúc khó khăn, thậm chí chán nản khi học Python? 
  • Vì sao một số dòng code trong Python được ghi thụt vào?
  • Vì sao một số phần lại nằm trong ngoặc đơn?

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn học ngôn ngữ lập trình Python một cách rất khác, thay vì bắt bạn dành ra đến vài tháng trời để cố nhồi nhét những cú pháp đơn thuần, khô khan. 

Đừng để quá trình học Python của bạn nhàm chán và khó khăn như vậy

Học ngôn ngữ lập trình Python qua các dự án

Bước 1. Học cú pháp cơ bản

Rất tiếc là chúng ta không thể bỏ qua bước này. Bạn phải học kiến thức cơ bản về cú pháp Python trước khi đi sâu hơn. Sau đây là một số nguồn uy tín để bạn có thể tự học:

  • Learn Python the Hard Way – một cuốn sách dạy các khái niệm Python từ cơ bản đến các chương trình chuyên sâu.
  • Dataquest – Python for Data Science Fundamentals Course – Dataquest dạy cú pháp Python trong khuôn khổ khoa học dữ liệu. Ví dụ: bạn sẽ tìm hiểu về vòng lặp for trong khi phân tích dữ liệu thời tiết.
  • The Python Tutorial – những hướng dẫn trên trang web chính thức của Python.

Lưu ý: 

  • Thời gian lý tưởng nhất là một vài tuần cho giai đoạn này, nhất định không quá 01 tháng. Bạn nên học cú pháp Python cơ bản trong thời gian ngắn nhất có thể, sau đó bắt đầu tập làm dự án. Càng sớm bắt tay vào làm các dự án, bạn sẽ học càng nhanh. Và nếu cần, bạn hoàn toàn có thể tra lại các cú pháp trong quá trình làm dự án. 
  • Hãy học Python 3 thay vì Python 2. Nhiều hướng dẫn trên mạng vẫn còn dạy Python 2, nhưng Python 2 đã không còn được support và sẽ kết thúc vòng đời trong năm 2020 này. 

Bước 2. Làm các projects đã có cấu trúc sẵn

Khi đã học xong cú pháp cơ bản, bạn có thể bắt đầu tạo dự án của riêng mình. Làm dự án là một cách tuyệt vời để học ngôn ngữ lập trình Python, bởi chúng cho phép bạn áp dụng kiến ​​thức vào thực tế. Các dự án sẽ thúc đẩy năng lực, giúp bạn học hỏi những điều mới và xây dựng porfolio để cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng của mình.

Tuy nhiên, việc bắt đầu từ con số 0 khá là khó khăn, bạn sẽ phải tự lặn ngụp trong rất nhiều tài liệu. Do đó, tốt hơn hết là nên làm các dự án Python đã có cấu trúc sẵn cho đến khi đủ tự tin để tự túc từ A đến Z. 

Hiện nay, có nhiều nguồn học liệu cung cấp các dự án có cấu trúc sẵn. Chúng không chỉ cho phép bạn phát triển những sản phẩm thú vị, mà còn giúp bạn tránh những khó khăn thường gặp đối với newbie.

Dưới đây là một vài nguồn học liệu tốt trong từng lĩnh vực cụ thể:

Khoa học Dữ liệu / Học Máy (Data science / Machine learning)

  • Dataquest – Học Python và khoa học dữ liệu dưới dạng tương tác. Bạn sẽ học cách phân tích một loạt các tập dữ liệu thú vị: từ tài liệu CIA, cho đến số liệu thống kê về cầu thủ NBA. Cuối cùng, bạn sẽ được xây dựng các thuật toán phức tạp, bao gồm mạng nơ-ron và cây quyết định (decision trees).
  • Python for Data Analysis – Nhập môn về cách phân tích dữ liệu trong Python với tài liệu được viết bởi tác giả của một trong những thư viện phân tích dữ liệu Python lớn.
  • Scikit-learn documentation – Scikit-learning là thư viện Python nổi tiếng và mạnh mẽ nhất dành cho các thuật toán Học Máy với những tài liệu và hướng dẫn tuyệt vời.
  • CS109 – Đây là một lớp học của Đại học Harvard dạy Python trong Khoa học Dữ liệu. Bạn có thể xem một số dự án và tài liệu của lớp học tại đây

Ứng dụng di động

  • Kivy guide — Kivy là một công cụ giúp bạn tạo ra các ứng dụng di động bằng Python với hướng dẫn từ những bước đầu tiên.

Websites

Một tựa game bạn có thể làm bằng Pygame – Barbie Seahorse Adventures 1.0, bởi Phil Hassey

Trò chơi

  • Codecademy –  hướng dẫn bạn thực hiện một vài trò chơi đơn giản.
  • Pygame tutorials – Pygame là một thư viện Python phổ biến để tạo trò chơi và đây là danh sách các hướng dẫn về nó.
  • Making games with Pygame – Một cuốn sách dạy bạn cách làm game bằng Python.
  • Invent your own computer games with Python – Một cuốn sách khá hướng dẫn bạn lập trình nhiều tựa game bằng Python. 

An example of a game you can make with Pygame. This is Barbie Seahorse Adventures 1.0, by Phil Hassey.

Phần cứng / Thiết bị cảm biến / Robots

Làm robot với Raspberry Pi Cookbook

Tool tự động hoá công việc 

Sau khi hoàn thành một số dự án đã có cấu trúc sẵn kể trên, bạn có thể rèn luyện thêm kiến thức với các bài tập Python theo nhiều cấp độ. Tuy nhiên, hãy nhớ dành thời gian tìm hiểu kĩ về cách giải quyết các vấn đề, rút ra bài học để việc học ngôn ngữ lập trình Python hiệu quả nhé!

Got It Vietnam theo Dataquest

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
December 10, 2020
Share this post to:
Tags:
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng - Blog | Got It AI
3 years ago

[…] bạn ở phần comment và làm thêm những bài tập Python có lời giải hoặc làm các dự án đã được Got It tuyển chọn […]

Các bài viết liên quan
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]
Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Tuple trong Python, cách sử dụng chúng như thế nào, và sự khác biệt giữa Tuple và List là gì? Tất cả những nội dung trong bài đọc sẽ đều có ví dụ minh hoạ cụ thể, hi vọng các bạn đọc có […]
Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Để có thể tạo nên một ứng dụng của riêng mình, điều quan trọng nhất đó là phải thiết lập môi trường làm việc đúng cách. Vì vậy, bạn cần các công cụ để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình và biểu diễn trên đồ thị. Việc sử dụng nhiều công cụ […]