Học lập trình Python hay JavaScript đầu tiên?

Python và JavaScript là 02 trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Chúng đều mở ra rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các lập trình viên, và là những lựa chọn tốt để bắt đầu sự nghiệp lập trình. 

Mặc dù cả hai đều là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nhưng phạm vi của chúng lại khác nhau. Python và JavaScript có nhiều điểm chung nhưng cũng có những khác biệt đáng kể.

So sánh Python và JavaScript

Từ góc độ bắt đầu, học Python dễ hơn nhiều so với học JavaScript. Trên thực tế, một trong những mục tiêu thiết kế chính của ngôn ngữ lập trình Python là dễ hiểu và dễ thực hiện.

Trước khi bắt đầu liệt kê những điểm khác biệt khác nhau giữa Python và JavaScript, hãy cùng tìm hiểu ngắn gọn về hai đối thủ này.

Python – Một trong những ngôn ngữ lập trình phát triển nhanh nhất

Python là một ngôn ngữ lập trình được thông dịch, cấp cao, có ngữ nghĩa động và thiết kế hướng đối tượng. Nó có nghĩa là Python rất dễ đọc, dễ thực hiện.

Python cũng có thể đóng vai trò như một ngôn ngữ kịch bản (scripting language) như Perl và Ruby để tạo các ứng dụng web. Ưu điểm của Python là nó cho phép các lập trình viên phát triển các chương trình từ đơn giản đến phức tạp với nhiều phong cách lập trình khác nhau.

Python là một ngôn ngữ dễ học, dễ đọc với người mới bắt đầu

Các mẫu hình lập trình (programming paradigms) được Python hỗ trợ bao gồm:

  • Lập trình hàm (Functional programming)
  • Lập trình mệnh lệnh (Imperative programming)
  • Lập trình hướng đối tượng (Object-oriented programming)
  • Lập trình thủ tục (Procedural programming)

JavaScript – Ngôn ngữ lập trình được yêu thích

JavaScript hay JS là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng rộng rãi để tạo ra các trang web động. Ngoài OOP, JavaScript cũng hỗ trợ cho hai mẫu hình lập trình khác, đó là lập trình hàm và lập trình mệnh lệnh.

JavaScript thường được sử dụng trong trình duyệt web để tạo ra chức năng động mà CSS và HTML không thể làm được.

JavaScript đã nhiều lần đứng đầu bảng xếp hạng nhờ độ phổ biến và yêu thích trên toàn cầu

Mặc dù ban đầu, JavaScript được dùng để phát triển front-end, nhưng bây giờ nó cũng được sử dụng để phát triển back-end. Do đó, JavaScript có thể dùng để lập trình full-stack. Trên thực tế, với Node.js, JavaScript cũng có thể được sử dụng để phát triển các desktop apps độc lập.

Học JavaScript không bắt buộc phải hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình Java. Tuy nhiên, nếu có thì quá trình học tập của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn.

So sánh chi tiết Python và JavaScript

Tiêu chíPythonJavaScript
REPL (Read-Eval-Print-Loop)Có sẵn khi cài đặt PythonKhông có sẵn vì JavaScript chủ yếu chạy trên trình duyệt. Có thể cài đặt Node.js để có REPL
MutabilityCó cả kiểu data mutable (có thể thay đổi) như set và kiểu data bất biến như listKhông có khái niệm mutable & immutable data
StringsMã nguồn mặc định là ASCII, trừ khi chỉ định một định dạng mã hoá nào khácPhải được mã hoá dưới dạng UTF-16 và không có hỗ trợ tích hợp nào để thao tác các raw bytes
NumbersCó nhiều kiểu số khác nhau như int, float, dấu thập phân cố định…Chỉ có số thực dấu phẩy động (floating-point numbers)
Hash tables Có các bảng băm tích hợp, được gọi là các từ điển, set,… có thể được sử dụng trong bảng băm với các khoá và giá trịKhông hỗ trợ bảng băm tích hợp sẵn
InheritanceSử dụng class-based inheritance modelSử dụng prototype-based inheritance model
Code BlocksDùng indentation (thụt đầu dòng)Dùng dấu ngoặc nhọn (curly brackets)
Function argumentsĐưa ra một ngoại lệ nếu một hàm được gọi với các tham số không chính xác và chấp nhận một số cú pháp truyền tham số bổ sungKhông quan tâm đến việc các hàm được gọi với các tham số chính xác không theo mặc định, bất kỳ tham số bị thiếu nào sẽ nhận giá trị là “undefined” và mọi đối số bổ sung kết thúc dưới dạng đối số đặc biệt
Data typesCó 2 kiểu dữ liệu tương tự là list và tuple. List trong Python khá tương tự với array trong JavaScriptCó kiểu array cài sẵn 
Properties and AttributesCho phép xác định một thuộc tính bằng cách sử dụng descriptor protocol, nơi ta có thể sử dụng các hàm getter, setterCác đối tượng JavaScript có các đặc tính (properties) có thể bao gồm các thuộc tính (attributes) cơ bản và cho phép bạn định nghĩa một đặc tính.
ModulesPython tự định nghĩa mình là một “battery included language” vì nó đi kèm với nhiều loại modulesJavaScript đi kèm rất ít modules như date, math, regexp, JSON và nó có sẵn functionality từ môi trường máy chủ như trình duyệt web hoặc một số môi trường khác.

Kết luận: Chọn Python hay JavaScript?

  • Mỗi ngôn ngữ có các trường hợp sử dụng của nó. Tuy nhiên, những gì bạn có thể làm trên Python thì cũng có thể làm với JavaScript, và ngược lại.
  • Cả hai ngôn ngữ lập trình đều có nhiều khía cạnh tương tự, ví dụ cùng theo cách tiếp cận đa mẫu hình (multi-paradigm approach). Đồng thời, có một số điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ mà bạn không thể bỏ qua.
  • Cả Python và JavaScript đều có thư viện và lượng extensions lớn để bạn có thể làm được nhiều thứ hơn so với những gì được cung cấp dưới dạng các tính năng có sẵn.
  • Tuy cơ hội việc làm của cả hai đều rất rộng mở, nhưng Python có độ hiện diện tốt hơn trên thị trường lao động hiện nay và cũng dễ học hơn JavaScript. 

Theo Hackr.io

Nếu bạn quan tâm, hãy xem các vị trí đang tuyển dụng của Got It tại: bit.ly/gotit-hanoi và đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
December 03, 2020
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]
Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Tuple trong Python, cách sử dụng chúng như thế nào, và sự khác biệt giữa Tuple và List là gì? Tất cả những nội dung trong bài đọc sẽ đều có ví dụ minh hoạ cụ thể, hi vọng các bạn đọc có […]
Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Để có thể tạo nên một ứng dụng của riêng mình, điều quan trọng nhất đó là phải thiết lập môi trường làm việc đúng cách. Vì vậy, bạn cần các công cụ để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình và biểu diễn trên đồ thị. Việc sử dụng nhiều công cụ […]