Trước khi bắt đầu con đường trở thành một lập trình viên, bạn hãy tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới CSS cơ bản. Đây chính là ngôn ngữ có vai trò quan trọng, quyết định nên giao diện hiển thị của bất cứ website nào.
Mục lục
Giới thiệu về CSS cơ bản
CSS – Cascading Style Sheet là một ngôn ngữ lập trình định dạng, thiết kế giao diện website. Nhờ vậy, nội dung hiển thị sẽ trở nên thân thiện với người sử dụng hơn. Mặc dù vậy, nó hoàn toàn không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì tới nội dung của trang web.
Từ khi ra đời vào năm 1994 đến nay, CSS không ngừng được cải tiến và nâng cấp. Phiên bản mới nhất là CSS3 được tách ra thành nhiều module nhỏ độc lập với tính chất, chức năng riêng như: Text Effect, Box Model, Backgrounds và Borders, 2D/3D Transformation, Selector, User Interface,…
Những ưu điểm của CSS trong thiết kế giao diện website
Khi tiếp cận với một trang web, điều đầu tiên mà người dùng quan tâm chính là giao diện hiển thị. Do đó, CSS sẽ giúp ích rất lớn trong việc giữ chân người xem ở lại lâu hơn, hạn chế tình trạng thoát trang, tăng lượt tương tác,…
Không chỉ vậy, việc quản lý website cũng trở nên đơn giản hơn. Nhờ có ngôn ngữ này, các lập trình viên sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức viết code. Với sự hỗ trợ của CSS, website của bạn cũng được tối ưu và nâng cao tốc độ truy cập.
Cấu trúc của CSS
Để có thể sử dụng hiệu quả CSS, bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của nó. Một đoạn CSS cơ bản bao gồm 4 phần chính như sau:
- Selector (Bộ chọn): Selector cho phép người sử dụng có thể lựa chọn các phần tử HTML mà không làm ảnh hưởng đến xung quanh.
- Khai báo (Declaration): Declaration có chức năng xác định thuộc tính của một phần tử bất kỳ trong chương trình.
- Thuộc tính (Properties): Properties hỗ trợ tạo kiểu cho thuộc tính mong muốn tác động.
- Giá trị thuộc tính: Trong mỗi câu lệnh, thuộc tính và giá trị được phân chia bởi dấu hai chấm “:”. Sau khi kết thúc một lần khai báo như vậy, bạn cần sử dụng dấu chấm phẩy “;” để chuyển sang khai báo tiếp theo.
Một số dạng CSS phổ biến hiện nay
Trong quá trình thao tác trên CSS, bạn sẽ thường bắt gặp một số kiểu định dạng phổ biến sau:
- Font : CSS hỗ trợ tùy chỉnh các kích thước, kiểu chữ
- List : CSS hỗ trợ tùy chỉnh danh sách
- Box model : CSS hỗ trợ tùy chỉnh một số padding, margin, border khác
- Background : CSS hỗ trợ tùy chỉnh hình nền
- Text : CSS hỗ trợ tùy chỉnh kiểu hiển thị đoạn text
- Link : CSS hỗ trợ tùy chỉnh đường dẫn liên kết
- Table : CSS hỗ trợ tùy chỉnh bảng biểu
Bên cạnh nội dung, giao diện hiển thị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên một trang web. Nếu bạn đang có dự định xây dựng website cho riêng mình, hãy lưu lại và ghi nhớ những thông tin liên quan đến CSS cơ bản được chia sẻ trên. Chúc bạn thành công với con đường của mình!