Những giáo trình khoa học máy tính bạn phải đọc trong năm 2021

Khoa học máy tính là ngành học đang nổi lên trong những năm gần đây. Điều đó khiến cho lượt tìm kiếm cụm từ “giáo trình khoa học máy tính” tăng mạnh. Nếu bạn đăng ký học phần khoa học máy tính trong kỳ này thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết. Dưới đây là những giáo trình khoa học máy tính tốt nhất năm 2021.

Code: The Hidden Language of Computer Hardware and Software – bởi Charles Petzold

Đây là cuốn giáo trình khoa học máy tính nhập môn mà bạn cần phải có. Cuốn sách này không tập trung quá nhiều vào các ngôn ngữ lập trình mà nội dung chính sẽ giới thiệu cho bạn cách máy tính hoạt động ra sao. Charles Petzold sẽ giải đáp cho bạn những thuật ngữ về CPU, RAM, bộ vi xử lý… cùng những cách mà hệ điều hành và phần mềm máy tính tương tác với nhau.

Không những vậy, sách còn miêu tả chi tiết công dụng của các chip và các cổng. Hay nói một cách đơn giản, chỉ bằng việc đọc cuốn sách này, bạn có thể tự xây dựng cho mình 1 chiếc máy tính hoàn thiện. Mặc dù chứa đựng rất nhiều thông tin nhưng cuốn sách lại rất dễ đọc vì lối dẫn dắt và giải thích cực kỳ dễ hiểu và thân thiện. Nếu bạn chưa có kiến thức về máy tính, hay bạn chưa hiểu rõ tường tận, cuốn sách này là một lựa chọn đúng đắn.

Python Crash Course – bởi Eric Matthews

Sau khi đã hiểu về phần cứng, bước tiếp theo bạn cần làm là học một ngôn ngữ lập trình. Python là ngôn ngữ được sử dụng rất nhiều trong các giáo trình khoa học máy tính hiện nay. Trước đây, các sinh viên khoa học máy tính thường được dạy C/C++ hoặc Java. Tuy nhiên, các ngôn ngữ này có cách viết phức tạp và rất khó học. Những năm gần đây, Python nổi lên như là một thay thế tối ưu cho ngôn ngữ trước đó. Cách viết Python đơn giản giúp sinh viên có thể tập trung vào cải thiện thuật toán của mình dễ dàng hơn.

Python Crash Course là cuốn sách được viết bởi Eric Matthews. Cuốn sách này sẽ giúp bạn có được kiến thức tổng quát và chi tiết nhất về ngôn ngữ Python. Các thư viện như Numpy và Matplotlib cũng được giới thiệu trong đây. Những công cụ này sẽ là người bạn đắc lực giúp bạn tiếp cận khoa học máy tính hiệu quả hơn. 

Giáo trình khoa học máy tính: Clean Code – bởi Robert C. Martin

Đây là một trong những cuốn giáo trình khoa học máy tính được đánh giá rất cao. Clean Code sẽ giúp bạn viết code một cách dễ đọc và có hệ thống. Robert C. Martin bắt đầu từ những kiến thức nhỏ nhất như là cách đặt tên biến cho đến cách viết hàm và thuật toán phức tạp hơn. Cách dẫn dắt của cuốn sách tạo cho bạn cảm giác như là cuộc đối thoại giữa 2 người bạn. Bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi đọc, mà càng đọc lại càng thấy thú vị.

Code Complete: A Practical Handbook of Software Construction – bởi Steve McConnell

Đây là cuốn giáo trình khoa học máy tính dài và kỳ công. Steve McConnell không chỉ hướng dẫn bạn cách viết code một tối ưu mà ông còn hướng dẫn cách kiến trúc phần mềm, cách comment, cách phân loại các biến cũng như fix bug một cách hiệu quả nhất. Cuốn sách này không tập trung vào một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào mà các ví dụ được ra có thể ứng dụng cho mọi loại ngôn ngữ.

Code Complete là cuốn sách đặc biệt hữu ích cho người có mong muốn trở thành lập trình viên. Sách thậm chí còn đưa ra một vài checklists để bạn kiểm tra code. Steve McConnell đã tạo nên một kiệt tác, đây là cuốn cẩm nang mà bất kỳ sinh viên khoa học máy tính nào cũng cần.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn những cuốn giáo trình khoa học máy tính bổ ích nhất năm 2021. Để thành công trong ngành này, bạn cần học hỏi và thực hành liên tục. Khoa học máy tính sẽ tiếp tục là ngành nghề hot trong những năm tới. Hãy chọn một cuốn giáo trình phù hợp và bắt đầu hành trình của mình nhé.

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 03, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Gợi ý tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí

Thay vì vội vàng đăng ký các chương trình học mất tiền, bạn hãy tham khảo ngay những tài liệu tự học các ngôn ngữ lập trình web phổ biến miễn phí được Got It gợi ý dưới đây. Các ngôn ngữ được nhắc đến trong bài bao gồm HTML, CSS và JavaScript – chìa […]
5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

5 bài tập lập trình Python giúp bạn rèn luyện kỹ năng

Sau khi nhận được nhiều yêu cầu từ bạn đọc về chủ đề “bài tập lập trình Python”, Got It đã sưu tầm những bài tập Python thực sự giúp các bạn đang học ngôn ngữ này, hoặc những người đang làm việc liên quan đến nó, hiểu được cách mà Python hoạt động. Bài […]
4 quyển sách Python tiếng Việt cho người mới bắt đầu

4 quyển sách Python tiếng Việt cho người mới bắt đầu

Bạn muốn tìm hiểu về Python nhưng tìm đâu cũng chỉ thấy sách tiếng Anh? Đừng lo, Got It sẽ dành tặng bạn 4 quyển sách Python tiếng Việt cực kỳ hữu ích ngay trong bài viết này! Cùng khám phá nhé! Mục lụcPython cơ bản… Rất là cơ bản – Võ Tuấn DuyTớ Học […]
“Mua sách lập trình ở đâu?” – Trả lời câu hỏi khó.

“Mua sách lập trình ở đâu?” – Trả lời câu hỏi khó.

“Mua sách lập trình ở đâu?” là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc khi bắt đầu làm quen với lĩnh vực lập trình. Hôm nay hãy cùng Got It tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này nhé! Mục lục1. Địa điểm mua sách lập trình tại Việt Nama. Mua sách […]
4 khóa học lập trình hướng đối tượng miễn phí cho người mới

4 khóa học lập trình hướng đối tượng miễn phí cho người mới

Nếu bạn muốn theo nghề IT thì sớm muộn cũng phải học lập trình hướng đối tượng. Đây là một kiến thức cơ bản, bắt buộc phải biết. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn 4 khóa học miễn phí, phù hợp với người mới bắt đầu. Tìm hiểu thêm: Bài tập ôn luyện Lập […]
Tài liệu lập trình Python tiếng Việt tốt nhất hiện nay

Tài liệu lập trình Python tiếng Việt tốt nhất hiện nay

Nếu bạn đang tìm tài liệu lập trình Python tiếng Việt thì hãy tham khảo ngay ebook “Python cơ bản… Rất là cơ bản” của tác giả Võ Duy Tuấn. Đây là tài liệu cung cấp đầy đủ kiến thức Python cơ bản dành cho người Việt. Hãy cùng Got It khám phá tài liệu […]