JavaScript là công cụ tuyệt vời giúp các website trở nên sống động hơn trong mắt người dùng. Để sử dụng được JavaScript, bạn cần biết cách nhúng JavaScript vào HTML để tối ưu nhất. Thông thường, có 3 cách để chèn (nhúng) JavaScript vào HTML. Hãy cùng tìm hiểu JavaScript là gì? Cũng như cách nhúng JavaScript qua bài viết dưới đây.
Mục lục
JavaScript là gì?
JavaScript là ngôn ngữ kịch bản (Scripting Language) được sử dụng phổ biến để lập trình website. Đây là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và đa năng, rất hữu ích với các lập trình viên công. Nó còn giúp dân IT có thể lập trình Front-end tiện lợi và nhanh chóng. JavaScript cùng với HTML và CSS sẽ tạo nên 1 website hoàn thiện.
Đối với một website thì JavaScript là đoạn code giúp các thành phần của Website tương tác với nhau cũng như giúp người sử dụng có thể giao tiếp với website. Hiện nay, bạn có thể sử dụng trực tiếp JavaScript để lập trình Front-end dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể dùng các framework như ReactJS, AngularJS và VueJS để tạo nên website.
3 cách nhúng JavaScript vào HTML
Để lập trình được website hoàn thiện, ta phải thêm JavaScript vào HTML. Đoạn mã HTML sẽ tạo nên bố cục ban đầu của website. Thế nhưng nếu chỉ có HTML không thì website sẽ không thể tương tác được. Do đó, ta cần phải thêm (nhúng) JavaScript vào HTML. Có 3 cách để thêm JavaScript vào HTML như sau:
Nhúng JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Internal
Cách đầu tiên mà bạn có thể dùng để chèn JavaScript vào HTML là sử dụng kiểu Internal. Ở cách này, bạn sẽ viết trực tiếp code JavaScript trong HTML. Thông thường, với cách Internal, bạn có thể chèn đoạn mã JavaScript vào thẻ <head> hay <body> đều được. Để chèn mã JavaScript vào HTML, bạn hãy đặt đoạn mã này trong 2 thẻ <script></script>. Sau đó hãy tiến hành viết code như bình thường.
Thêm JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Inline
Cách nhúng JavaScript vào HTML trực tiếp kiểu Inline cũng tương tự như kiểu Internal. Với cách này, bạn có thể viết trực tiếp vào HTML mà không cần sử dụng thẻ <script>. Tuy nhiên, chỉ một vài trường hợp có thể dụng cách viết này. Những đoạn mã JavaScript có thể ứng dụng kiểu Inline là khi dùng các tính năng DOM. Ví dụ như Onclick và thao túng thẻ <button>.
Nhúng JavaScript gián tiếp kiểu External
Cách cuối cùng bạn có thể chèn JavaScript vào HTML là sử dụng kiểu External. Đối với cách này, bạn sẽ tách file JavaScript thành 1 file độc lập rồi sau đó dẫn đường link của file đến file HTML. Đầu tiên, bạn hãy viết code JavaScript vào một file độc lập và lưu lại với đuôi “.JS”. Tiếp theo, bạn hãy cùng cú pháp <script src=”duong-dan-file-JavaScript.JS”></script> để chèn file JavaScript vào HTML. Các bạn để có chèn đoạn code vào thẻ <head> hay <body> đều được.
Để kết hợp được JavaScript với HTML và CSS, bạn cần phải thêm JavaScript vào HTML. Cách nhúng tuy đơn giản nhưng cũng không nên chủ quan vì nếu sai một lỗi sẽ rất khó phát hiện ra. Hãy ghi nhớ 3 cách nhúng JavaScript vào HTML như trên để dễ dàng thành công hơn.