Khi lên đại học, sinh viên thường lựa chọn đi làm thêm để tận dụng nguồn thời gian rảnh rỗi, kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, liệu sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm quá sớm hay không? Hãy cùng tìm hiểu những mặt lợi và hại của vấn đề này qua những chia sẻ sau.
Mục lục
1. Những lợi ích khi đi làm thêm đối với sinh viên năm nhất
Không thể phủ nhận, công việc đi thêm vẫn luôn thu hút được đông đảo sinh viên nhất năm tham gia bởi những lợi ích vô cùng hấp dẫn.
1.1. Có thêm nguồn thu nhập đáng kể
Một trong những mục đích chính mà các bạn sinh viên đi làm thêm là để kiếm thêm thu nhập, trang trải một phần chi phí sinh hoạt, học tập của bản thân. Điều này không chỉ giúp các bạn có thể mua sắm nhiều món đồ yêu thích cho mình, mà còn góp phần làm giảm gánh nặng tài chính của gia đình, bố mẹ.
Bên cạnh đó, việc tự mình kiếm tiền sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn về những khó khăn trong lao động, từ đó biết quý trọng, sử dụng tiền bạc một cách đúng đắn.
1.2. Xây dựng các mối quan hệ bạn bè trong xã hội
Tại nơi làm thêm, sinh viên sẽ làm quen thêm được nhiều mối quan hệ xã hội mới. Và nếu làm việc đúng chuyên ngành, rất có thể họ sẽ là những người đóng vai trò quan trọng, giúp đỡ cho bạn trong cuộc sống và công việc tương lai.
1.3. Tích lũy những kinh nghiệm, kĩ năng thực tế
Đi làm thêm sẽ giúp những sinh viên năm nhất có cơ hội được tiếp xúc với môi trường xã hội đa dạng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống bất ngờ xảy ra.
Trong quá trình học tập và làm việc, sinh viên cũng sẽ học được kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc sao cho phù hợp để vừa đảm bảo những hoạt động trên trường lớp, vừa hoàn thành deadline, nhiệm vụ công việc được giao.
1.4. Hỗ trợ cho CV
Nếu sinh viên có thể tìm kiếm được công việc theo đúng chuyên ngành đang theo học, thì đây quả là cơ hội tuyệt vời giúp tích lũy kinh nghiệm, làm đẹp thêm cho CV của bạn. Chắc chắn rằng, một CV phỏng vấn vừa đầy đủ bằng cấp kiến thức, vừa có kinh nghiệm thực tế sẽ gây ấn tượng với bất cứ nhà tuyển dụng nào.
2. Những nguy cơ sinh viên năm nhất phải đối mặt khi đi làm thêm
2.1. Ảnh hưởng tới kết quả học tập
Đôi khi, áp lực thi cử và deadline dồn dập cùng lúc có thể gây quá tải với sinh viên năm nhất. Đây là nguyên nhân khiến kết quả của nhiều bạn bị giảm sút đáng kể.
Nghiêm trọng hơn, tâm lí của sinh viên cũng ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán nản, mất tập trung, sa sút kéo dài.
2.2. Phải đối mặt với những mối nguy hiểm, lừa đảo từ xã hội
Sinh viên năm nhất còn thiếu kỹ năng sống luôn là mục tiêu nhắm tới của những kẻ lừa đảo. Thực tế chứng minh, tỉ lệ các bạn tân sinh viên bị dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản, bóc lột sức lao động là không hề nhỏ.
Có thể nói, đi làm thêm là một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị, hữu ích đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, để quyết định sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không còn cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và khả năng thích nghi riêng của mỗi người.