Bỏ túi 3 mẹo nhỏ giúp bạn thực tập Java thành công

Kiến thức chuyên môn có được tại trường đại học không đủ để bạn trở thành một nhân viên IT tài giỏi. Ngay từ những năm cuối, nên xin vào làm thực tập Java (hoặc bất kỳ công việc liên quan đến IT nào khác) tại các công ty, doanh nghiệp. Đừng bỏ qua 3 mẹo nhỏ được mình chia sẻ dưới đây.

1. Chọn thực tập tại các doanh nghiệp lớn hay Startup?

Phần lớn các bạn trẻ theo nghề lập trình viên đều muốn làm việc tại các tập đoàn lớn với hy vọng “đổi đời”, nhận mức thu nhập “khủng” mỗi tháng, hợp tác với những Developer tài năng khác. Song, điều này không có nghĩa làm thực tập lập trình Java tại các công ty nhỏ, Startup là lựa chọn tồi tệ. Mỗi môi trường làm việc khác nhau sẽ cho bạn những cái “được” và “mất” rõ ràng.

Đầu tiên, khi thực tập Java tại các công ty lớn, bạn có cơ hội tham gia vào các dự án lớn, quy trình làm việc bài bản và có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân tài trong ngành. Tuy nhiên nhược điểm ở đây đội ngũ nhân sự tại các công ty lớn thường rất đông đảo. Nên công việc sẽ bị chia nhỏ, ý kiến của bạn cũng ít được coi trọng.

Thực tập Java tại tập đoàn lớn hay Startup đều có nhiều cái được – mất

Tiếp theo, khi thực tập ở Startup, có thể công ty vẫn chưa có quy trình làm việc rõ ràng. Rất nhiều thay đổi có thể xảy ra trong quá trình bạn thực tập. Bên cạnh đó, Startup có thể hạn chế về mặt nhân sự. Bạn phải làm nhiều công việc ở các vị trí khác nhau.

Tuy nhiên, ưu điểm ở đây là bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều lĩnh vực. Bạn dễ đóng góp ý kiến cho công việc chung. Và nếu bạn may mắn được chọn thực tập ở các Startup “xịn”. Bạn sẽ được học hỏi kinh nghiệm từ các nhân tài ẩn dật trong ngành.

Về vấn đề lương thực tập, phần lớn các công ty IT đều hỗ trợ sinh viên vấn đề này. Đặc biệt, khi thực tập tại Got It, bạn sẽ được hưởng đầy đủ chế độ: lương, ăn trưa, MacBook làm việc, màn hình rời…

2. Chuẩn bị tinh thần trước khi ứng tuyển thực tập Java

Hãy thực tập với tâm thế của một nhân viên chính thức! Mọi kết quả từ công việc bạn được phân công đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hãy cố gắng thể hiện hết sức và có trách nhiệm.

Bạn chỉ thực tập hay vừa thực tập vừa học? Hãy xác định rõ ràng. Tùy theo từng công ty, thời gian thực tập có thể kéo dài từ 4 – 6 tiếng mỗi ngày. Có thể thời gian là 2 – 3 ngày/tuần hoặc hơn. Thậm chí, bạn có thể làm Fulltime từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày và 5 – 6 ngày/tuần.

Có thể các bạn sinh viên năm cuối khi thực tập khó thích nghi được với áp lực. Các bạn không chịu được sự vất vả khi làm việc toàn thời gian hoặc tăng ca. Nhưng nếu xin nghỉ ngang khi vừa thực tập một thời gian ngắn, bạn có thể làm lãng phí rất nhiều thời gian của công ty và người hướng dẫn bạn.

Cần chuẩn bị tinh thần cho công việc trong kỳ thực tập

3. Chuẩn bị đầy đủ kiến thức chuyên môn

Hiện nay, Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới. Có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn học Java. Nhưng không phải ai cũng đủ kiến thức và thành thạo để bắt đầu bước vào “con đường” làm lập trình viên. Bên cạnh đó, việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng giúp bạn dễ lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

Các câu hỏi dùng để phỏng vấn sinh viên thực tập thường chỉ xoay quanh những nội dung được dạy trong các trường đại học. Nhưng, bạn cần phải nắm chắc và hiểu được kiến thức cần thiết. Ví dụ như Core Java, các mẫu thiết kế, công cụ trong Java, Java Web Frameworks…

Mong rằng những mẹo nhỏ và kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có được kỳ thực tập Java thành công. Bạn nghĩ cần chuẩn bị thêm những gì trước khi làm thực tập lập trình? Hãy chia sẻ ngay bên dưới bài viết nhé.

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 02, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse là gì? Hướng dẫn cài đặt Eclipse chi tiết nhất

Eclipse luôn nằm trong top những IDE tốt nhất dành cho lập trình viên. Có thể các bạn quan tâm đến IT đã ít nhất một lần nghe đến cái tên này. Vì vậy, ở bài viết này, Got It sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về Eclipse là gì? Những ưu […]
Unit Test trong Java: Tất tần tật về Junit

Unit Test trong Java: Tất tần tật về Junit

Mức độ kiểm thử nhỏ nhất là Unit Test. Mỗi ngôn ngữ lập trình lại sử dụng khung kiểm thử riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Unit Test trong Java. Mục lục1. Unit Test là gì?2. Tại sao phải kiểm thử đơn vị?3. Unit Test trong Java4. Các tính năng của JUnit5. […]
Top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021

Top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021

Sinh viên IT mới ra trường phải đối diện với câu hỏi: “Nên xin việc tại đâu?”. Hãy cùng tìm ra câu trả lời với top 3 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam cho sinh viên IT 2021 được nêu ra sau đây. Các công ty này đều mở ra cơ hội phát […]
Top 6 sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật Pseudocode, Java và C/C++

Top 6 sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật Pseudocode, Java và C/C++

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật được coi là phần khó nhất của lập trình. Dưới đây, Got It tổng hợp 6 cuốn sách cấu trúc dữ liệu và giải thuật sử dụng Java, C/C++ và Pseudocode nên đọc dành cho các sinh viên ngành CNTT hay các nhà phát triển phần mềm. Đọc […]
Làm thế nào để trở thành fresher Java xuất sắc?

Làm thế nào để trở thành fresher Java xuất sắc?

Các fresher Java thường mất một khoảng thời gian khá dài để học hỏi và rèn luyện khi mới bước vào nghề. Tuy nhiên, đây sẽ là bước chuẩn bị quan trọng giúp bạn tiến tới các vị trí cao hơn trong sự nghiệp sau này. Để trở thành một fresher Javascript giỏi, hãy tham […]
Lưu ý khi viết báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin

Lưu ý khi viết báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin

Đối với sinh viên IT, báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin là một bản tóm tắt kết quả quá trình thực tập. Qua đó, nhà trường sẽ đánh giá khả năng thực hành, tư duy tóm lược và trình bày của sinh viên. Dưới đây là một vài lưu ý khi viết […]