Test Automation là gì? Các phương pháp Test Automation tốt nhất

Test Automation có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của phần mềm. Vậy Test Automation là gì? Có bao nhiêu phương pháp Test Automation? Hãy cùng Got It khám phá trong bài viết này nhé!

1. Test Automation là gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Test Automation là một hình thức kiểm thử phần mềm tự động. Với hình thức này, các bài test sẽ được thực hiện tự động bằng phần mềm Automation Testing Tool.

Test Automation là cách kiểm thử tự động phần mềm

Tuy chỉ là một biện pháp để đảm bảo chất lượng phần mềm, nhưng Test Automation đòi hỏi sự phối hợp của cả nhóm sản xuất. Điều này có nghĩa rằng, các nhà phân tích kinh doanh, nhà phát triển phần mềm và các kỹ sư lập trình đều phải tham gia Test Automation.

Test Automation rất phù hợp với các dự án phần mềm lớn, dự án yêu cầu test lặp lại nội dung giống nhau, hay dự án đã được test thủ công.

>> Đọc thêm: Tự học Automation Test từ cơ bản đến nâng cao

2. Đặc điểm của Test Automation?

Sau khi tìm hiểu Test Automation là gì, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các đặc điểm của nó.

2.1. Ưu điểm của Test Automation

So với Test Manual (Kiểm thử thủ công), Test Automation có một số ưu điểm dưới đây:

  • Tối ưu khả năng lặp: Các tester sẽ không phải lặp lại các thao tác test một cách nhàm chán. Thay vào đó, các công cụ Test Automation có khả năng lặp không giới hạn.
  • Cho phép tái sử dụng: Tester có thể sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của một bộ Test Automation. Đây chính là một đặc điểm ưu việt của hình thức Test Automation.
  • Testing với tốc độ cao: Test Automation thực hiện testing với tốc độ cao, nhanh hơn nhiều so với Test Manual. Thời gian test tự động có thể chỉ bằng 1/10 so với test thủ công. Ví dụ, một bài test theo cách thủ công mất 5 phút, nhưng với Test Automation chỉ mất 30 giây.
  • Tiết kiệm chi phí: Theo thời gian, Test Automation sẽ giúp tiết kiệm chi phí phát sinh. Ngoài ra, mỗi khi mã nguồn được sửa đổi, các bài kiểm tra phần mềm có thể được lặp lại. Việc lặp lại các thử nghiệm này theo cách thủ công thường mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Nhưng, các thử nghiệm tự động có thể chạy đi chạy lại nhiều lần mà không tốn chi phí.
Test Automation thực hiện kiểm thử tự động bằng máy với tốc độ cao

2.2. Hạn chế của Test Automation

Bên cạnh các ưu điểm trên, Testing Automation cũng có một vài điểm hạn chế như:

  • Khó mở rộng phạm vi test: Việc mở rộng phạm vi Test Automation thường khó hơn so với cách làm thủ công. Lý do là bởi Test Automation luôn yêu cầu cập nhật và chỉnh sửa với nhiều công việc như sửa lỗi, nhập dữ liệu mới…
  • Độ bao phủ thấp: Khả năng mở rộng bị hạn chế và yêu cầu nhiều kỹ năng về lập trình nên độ bao phủ của hình thức Test Automation không cao.
  • Yêu cầu nhân lực trình độ cao: Các tester thực hiện Test Automation phải có hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật lập trình. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đạt yêu cầu khá khiêm tốn. Điều này đã gây ra khó khăn khi áp dụng Test Automation.

3. Các phương pháp Test Automation hiệu quả nhất

Hình thức Test Automation có thể được triển khai theo nhiều mô hình và cách làm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp Test Automation được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

3.1. Unit Test

Unit Test Automation là gì? Đây là mô hình kiểm thử tự động với một chức năng hoặc đơn vị hoạt động riêng lẻ. Các bài test này được thiết kế để kiểm tra mã, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Unit Test thông thường được kết hợp với phương pháp TDD và các framework của các ngôn ngữ lập trình

3.2. Integration Test

Integration Test là một kiểu kiểm thử tự động tích hợp, còn được gọi là các bài test end-to-end. Phương pháp này phức tạp hơn Unit Tests vì nó cần tương tác với các thành phần phụ bên ngoài. Để Integration Tests đạt hiệu quả tốt nhất, bạn tạo nên tạo các yếu tố giả bên ngoài, đặc biệt là khi xử lý yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn.

3.3. Automated Acceptance Test

Automated Acceptance Tests (ATT) là phương pháp kiểm thử tự động từ góc nhìn của một Acceptance Tester. Phương này hoạt động tương tự như BDD, đều tuân theo cùng một nguyên tắc là tạo các bài test acceptance trước khi phát triển phần mềm.

ATT sẽ tự động chạy để đánh giá xem các tính năng có đáp ứng đúng những gì đã được thỏa thuận hay không. Do đó, các nhà phát triển, nhà phân tích kinh doanh và QA phải viết các bài test này cùng nhau.

3.4. Regression Test

Nếu dùng AAT, bạn phải làm thực hiện phương pháp Regression Test sau khi nghiên cứu thực tế. Giống như ATT, Regression Test có thể được điều khiển thông qua API bằng code hoặc UI. Công cụ hỗ trợ viết các bài test này là GUI.

3.5. Performance Test

Performance Test là một dạng kiểm thử đánh giá hiệu suất hoạt động của phần mềm. Đôi khi, phương pháp này còn yêu cầu mô phỏng số lượng lớn người dùng. Bạn có thể sử dụng Cloud resources hay on-premises resources để hỗ trợ quá trình thực hiện Performance.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể thêm những kiến thức bổ ích về Test Automation. Các bạn có nắm vững khái niệm Test Automation là gì, đặc điểm và các phương pháp Test Automation. Hãy tìm hiểu các phương pháp này thật kỹ để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!

>> Đọc thêm: Got It Test Automation đã nâng cao hiệu suất kiểm thử như thế nào?

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
January 24, 2021
Share this post to:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Tổng quan về Prompt Engineering

Tổng quan về Prompt Engineering

Tác giả: Công Anh (Software Engineer | Got It AI) Trong tech blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về Prompt Engineering cũng như một số kỹ thuật cơ bản giúp đầu ra của Large Language Models (LLMs) tối ưu nhất có thể! Mục lụcChatGPT là gì? Hoạt động như thế nào?Prompt […]
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Giải mã Unicode

Giải mã Unicode

Tác giả: Casey (Software Engineer | CAI) Unicode, UTF-8, ASCII là những thuật ngữ rất quen với anh chị em lập trình viên, nhưng tại sao nó lại có mặt, nó giải quyết vấn đề gì và bugs gì có thể sinh ra nếu ta không nắm được nó, thì không phải lập trình viên […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Hướng dẫn chi tiết cách push code lên Git

Hướng dẫn chi tiết cách push code lên Git

Có lẽ các bạn theo đuổi lĩnh vực IT đã quen thuộc với Git và GitHub rồi đúng không nhỉ? Tuy nhiên, Got It nhận thấy, một vài bạn đọc theo dõi blog vẫn còn mơ hồ, hoặc chưa biết cách để push code lên Git. Vậy thì hôm nay, chúng mình sẽ mang đến […]