Cách sử dụng Python 3 cơ bản trên macOS

Sau khi cài đặt Python trên macOS thành công, bạn cần tìm hiểu cách sử dụng Python trên nền tảng này. Khác với các ứng dụng thông thường, Python 3 không chạy sau khi bạn click vào biểu tượng trên màn hình. Vậy làm thế nào để sử dụng được Python? Hãy cùng Got It tìm hiểu cách sử dụng Python trong bài viết này nhé!

Cài đặt IDE

Trước khi có thể sử dụng Python 3 trên macOS, bạn cần lựa chọn và cài đặt cho mình một IDE phù hợp.

IDE (Intergrated Development Environment) là môi trường phát triển tích hợp. IDE có những công cụ có sẵn giúp các nhà phát triển phần mềm viết và chạy thử các phần mềm dễ dàng hơn.

Các công cụ phát triển phần mềm thường bao gồm text editor (trình biên tập văn bản), thư viện code, compliers (trình biên dịch) và các test platform. Không có IDE, mọi công đoạn đều phải làm rời rạc. Bởi vậy, việc cài đặt IDE là một việc rất cần thiết giúp bạn có thể bắt đầu sử dụng Python.

Một số IDE nổi bật bạn có thể tham khảo cài đặt và sử dụng là:

  • PyCharm
  • PyDev
  • Atom IDE
  • Wing Python
  • PyScripter

Trong bài viết này, Got It sẽ dùng IDE là Atom và hướng dẫn bạn cách chạy Python trên macOS.

Atom IDE là một trong những IDE nổi bật với các developer

Cách sử dụng Python trên macOS

Bước 1: Viết code Python trên Atom

Trước khi chạy Python trên macOS, bạn cần hoàn thiện một đoạn code trên Atom. Bạn có thể bắt đầu bằng một đoạn code cực kỳ đơn giản như:

print("Hello Got It")

Sau đó, sử dụng tổ hợp phím Command + S để lưu đoạn code của mình. Lưu ý, bạn nên lưu theo định dạng [tên].py. Việc này giúp đảm bảo file code của mình được lưu dưới dạng file python. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhìn ra điểm chưa chuẩn của các dòng code hơn.

Bên cạnh đó, hãy ghi nhớ folder bạn lưu file py vừa tạo. Bạn sẽ cần sử dụng các thông tin này để truy cập file py trên python. Got It sẽ lưu file code với tên testp.py tại folder Python lưu trong folder lớn Desktop.

Hoàn thiện nội dung code trên IDE và lưu dưới file .py

Bước 2: Khởi chạy Python trên Terminal

Trong tính năng tìm kiếm Spotlight của macOS, nhập “Terminal” và mở Terminal. Sau đó, thực hiện nhập lần lượt như sau:

  1. Trong dòng đầu tiên, nhập python 3 — version
  2. Sau đó, Terminal sẽ tìm Python được cài trong máy bạn và bắt đầu chuẩn bị chạy Python
Bước đầu khởi chạy Python trong Terminal
  1. Nhập folder mẹ chứa folder bạn có lưu file Python theo mẫu: cd [Tên folder mẹ]/
  2. Tiếp theo, điền tên folder trực tiếp chứa file py cũng Theo mẫu: cd [tên folder con]/
Nhập thông tin để dẫn Terminal tìm đến file code Python của bạn
  1. Sau khi tìm được folder có chứa file.py, hãy giúp Terminal truy cập được file code của bạn bằng cách nhập: python [tên file py]. Ví dụ: python testp.py
  2. Nếu phần code của bạn chính xác, kết quả bạn cần sẽ được in trong Terminal. Trong trường hợp của Got It, terminal đã in ra đúng yêu cầu: “Hello Got It”.
Terminal đưa ra kết quả chính xác nếu dòng code của bạn chính xác

Nếu dòng code của bạn có lỗi, Terminal sẽ đưa ra thông tin lỗi và lỗi ở dòng code nào. Cố gắng kiểm tra kỹ và chỉnh sửa để đạt được kết quả mong muốn nhé!

Kết luận

Sử dụng Python trên macOS sẽ không còn là khó khăn nếu bạn cẩn thận làm theo các bước trên. Hãy tiếp tục theo dõi Got It để cập nhật thêm hướng dẫn về Python! Chúc bạn nắm chắc cách sử dụng Python và thực hiện thành công trên máy mình.

Nguồn tham khảo: Searchsoftwareequality, Quản trị mạng, khoá học Python for Everybody trên Coursera

Đọc thêm về quy trình tuyển dụng tại đây.

https://d1iv5z3ivlqga1.cloudfront.net/wp-content/uploads/2021/04/29235048/1_QAG9RXQyyMAY7i9OYo84FA.png
Got It Vietnam
February 08, 2021
Share this post to:
Tags:
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Các bài viết liên quan
Các bước tạo một thư viện Python

Các bước tạo một thư viện Python

Tác giả: Minh (Software Engineer | CAI) Trong Tech Blog số này, Got It sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 bước để tạo và phân phối một thư viện Python. Cụ thể, chúng ta sẽ viết một CLI command tương tự cowsay cùng với một function để các package khác có thể import và […]
Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Sử dụng pre-commit để thực thi PEP8 chỉ trong 3 bước

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Đảm bảo code tuân thủ đầy đủ các quy tắc được đề xuất trong PEP8 là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong làm việc nhóm, khi mà yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, và dễ bảo trì code được đặt lên hàng đầu. Dẫu […]
Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Hướng dẫn cách triển khai và debug code Python trên Docker

Tác giả: Kiên (Software Engineer | CAI) Bạn đã bao giờ mất hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày để cài đặt một số thư viện cần thiết cho việc chạy một project trên máy tính của mình chưa? Nếu có thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông thường, khi bạn tham […]
Readable Code

Readable Code

Tác giả: Minh (Software Engineer, CAI) & Hương (TPM, CAI) Mục lục1. Readable code là gì?2. Làm thế nào để viết code dễ đọc?2.1. Style guide2.2. Viết function nhỏ, tập trung vào một tính năng2.3. Đặt tên hợp lý2.3.1. Dùng các tiền tố thích hợp để phân loại function2.3.2. Hạn chế thêm thông tin về […]
Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Tìm hiểu Tuple trong Python, phân biệt Tuple và List

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Tuple trong Python, cách sử dụng chúng như thế nào, và sự khác biệt giữa Tuple và List là gì? Tất cả những nội dung trong bài đọc sẽ đều có ví dụ minh hoạ cụ thể, hi vọng các bạn đọc có […]
Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Anaconda là gì? Tìm hiểu nền tảng Khoa học dữ liệu phổ biến nhất

Để có thể tạo nên một ứng dụng của riêng mình, điều quan trọng nhất đó là phải thiết lập môi trường làm việc đúng cách. Vì vậy, bạn cần các công cụ để xử lý dữ liệu, xây dựng các mô hình và biểu diễn trên đồ thị. Việc sử dụng nhiều công cụ […]